Soạn bài Sọ Dừa

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài 

1.1. Nghệ thuật

  • Sử dụng các chi tết nghệ thuật đối lập.
  • Xây dựng hình tượng nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng.
  • Kết thúc tác phẩm có hậu thể hiện quan niệm,triết lí dân gian về quy luật của cuộc đời.

1.2. Ý nghĩa văn bản

  • Lòng nhân ái với những người bất hạnh, phẩm chất bên trong tạo nên giá trị đáng quý của con người.
  • Truyện thể hiện ước mơ đổi đời, hạnh phúc của người lao động xưa.

2. Soạn bài Sọ Dừa

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội xưa?

  • Sự đời của Sọ Dừa là do bà mẹ uống nước trong cái sọ dừa và mang thai; đẻ ra là cục thịt đỏ hỏn, không tay không chân.
  • Đây là những người đau khổ, thấp hèn trong xã hội xưa với vẻ ngoài xấu xí. Qua đó cho thấy nhân dân nhận thức sâu sắc về số phận và địa vị xã hội của mình.

Câu 2: Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật?

  • Sự tài giỏi của Sọ Dừa: chăn bò giỏi lại thổi sáo hay, tự tin, thông minh (đỗ trạng nguyên), có tài đoán trước được sự việc.
  • Hình dáng bên ngoài có thể xấu xí, đối lập với phẩm chất thông minh, tài giỏi.

Câu 3: Tại sao cô Út lại đồng ý lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì về nhân vật cô Út?

  • Cô Út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì tính tình hiền lành, tử tế, không phân biệt, xét đoán qua vẻ bề ngoài; cô nhận ra vẻ đẹp bên trong Sọ Dừa, tình yêu chân thành.
  • Nhân vật cô Út: hiền lành, tử tế, thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn, là người đầy tình thương người.

Câu 4: Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô Út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước đều gì?

  • Mơ ước của người lao động:
    • Mơ ước được đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xấu xí trở thành trạng nguyên tuấn tú, hạnh phúc.
    • Mơ ước về sự công bằng: cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa?

  • Ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa:
    • Đề cao, ca ngợi giá trị bên trong của con người ⇒ kinh nghiệm đánh giá con người: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
    • Đề cao lòng nhân ái.
    • Khẳng định niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường? Kể vể sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điểu gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội xưa?

  • Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường.
    • Bà mẹ uống nước trong cái sọ dừa và mang thai.
    • Đẻ ra là cục thịt đỏ hòn không tay chân.
  • Đây là người mang bề ngoài gớm ghiếc. Truyện đã đề cập đến những người đau khổ và thấp hèn nhất trong xã hội xưa, đến vẻ ngoài cũng không phải là người

→ Nhân dân đã nhận thức rất sâu sắc số phận và địa vị xã hội của mình trong hình thức của nhân vật Sọ Dừa.

Câu 2. Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chỉ tiết nào? Em có nhận xét gì vể quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật?

  • Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết
    • Chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng bụng.
    • Có tài thổi sáo.
    • Cưới được con gái phú ông.
    • Học giỏi, thi đỗ quan trạng và được đi sứ.
  • Dự đoán chính xác những sự việc xấu trong tương lai sẽ xảy ra với gia đình mình. Như vậy, mối quan hệ giữa hình thù bên ngoài và phẩm chất bên trong là đối lập.
    • Không thề nhìn hiện tượng bên ngoài mà đánh giá phẩm chất bên trong.
    • Khi Sọ Dừa biến hình thành chàng trai khôi ngô, tuấn tú thì đã có sự thống nhất đẹp đẽ, lí tưởng giữa hình thù bên ngoài và phẩm chất bên trong.

→ Sọ Dừa trở thành nhân vật hình mẫu hoàn hảo, lí tưởng.

Câu 3. Tại sao cô Út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì về nhân vật cô Út?

  • Cô Út lấy Sọ Dừa bởi.
    • Khác với hai chị thường khắc nghiệt, hắt hủi Sọ Dừa thì cô Út lại đối đãi với Sọ Dừa tử tế vì bản tính hiền lành thương người.
    • Cô Út biết được Sọ Dừa chỉ là cái lốt của một chàng trai khôi ngô, tuấn tú.
  • Cô Út xứng đáng là vợ Trạng Nguyên và hưởng hạnh phúc tuyệt đỉnh.

→ Qua cô Út, nhân dân mơ ước xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo trong hôn nhân.

Câu 4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước điều gì?

  • Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi.
  • Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời
    • Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc.
    • Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng
      • Người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc
      • Kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.

Câu 5. Hãy nêu ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa.

  • Ý nghĩa chính của truyện
    • Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người.
    • Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người
      • Phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân.
      • Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.
    • Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc ác.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sọ Dừa  để củng cố hơn nội dung bài học. Bài giảng với hệ thống kiến thức được trình bày một cách sức tích và dễ hiểu, giúp các em thuận lợi trong quá trình nắm vững nội dung trọng tâm bài học. 

3. Một số bài văn mẫu về văn bản Sọ Dừa

Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, truyện cổ tích chiếm một số lượng khá lớn. Truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi người qua lời bà, lời mẹ kể. Nội dung của truyện rất đời thường và các yếu tố thần kì trong truyện làm cho nội dung câu chuyện thêm lí thú và hấp dẫn. “Sọ Dừa” là một trong những truyện cổ tích hay nhất, có sức sống lâu bền trong lòng mỗi người dân đất Việt, nhất là trong lòng tuổi thơ. Để cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về văn bản Sọ Dừa

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?