Quá trình văn học và phong cách văn học

Bài học giúp các em nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu. Hiểu được khái niệm phong cách văn học, biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học.

Tóm tắt bài

2.1. Quá trình văn học

a. Khái niệm quá trình văn học

  • Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức XH đặc thù luôn vận động biến chuyển.
  • Diễn tiến của VH như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành tồn tại, thay đổi có mối quan hệ chặt chẽ với thời kỳ lịch sử.
  • Quá trình VH là diễn biến hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của VH qua các thời kỳ lịch sử.

b. Những qui luật cơ bản của quá trình văn học

  • Quy luật vh gắn bó với đời sống:”Thời đại nào văn học ấy”.
    • Ví dụ: CM/8 1945 mở ra trang sử mới của dân tộc đồng thời đánh dấu một thời kì mới trong sự vận động của văn học.
  • Quy luật kế thừa và cách tân:
    • Ví dụ: VHDG là cội nguồn của VH viết.

Phong trào thơ mới(1932-1945)kế thừa nhiều yếu tố truyền thống của thơ ca cổ điển đồng thời khám phá mới mẻ.

  • Qui luật bảo lưu và tiếp biến:
    • Ví dụ: Sự giao lưu của VHVN với văn học TQ, Pháp, Nga.      

2.2. Trào lưu văn học

  • Hoạt động nổi bật của quá trình VH là trào lưu VH.
  • Trào lưu VH là một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống VH của một dân tộc.
  • Các trào lưu văn học của thế giới: 
    • VH thời Phục hưng :
      • Đặc trưng: giải phóng con người, đề cao cá tính, chống lại sự khắc nghiệt của thời kỳ trung cổ.
      • Tiêu biểu: Sếch-xpia (Anh), Xéc-van-tét (Tây Ban Nha).
    • Chủ nghĩa cổ điển Pháp TKXVII :
      • Đặc trưng: xem văn hóa cổ đại là hình mẫu lý tưởng, đề cao lý trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ.
      • Tiêu biểu: Cooc-nây, Mô-li-e (Pháp).
    • Chủ nghĩa lãng mạn TKXVIII-XIX
      • Đặc trưng: đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ thuật thường có vẻ đẹp khác thường.
      • Tiêu biểu: Huy-gô (Pháp), Sin-le (Đức).
    • Chủ nghĩa hiện thực TKXIX
      • Đặc trưng: thiên về nguyên tắc khách quan, thường lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình vừa khái quát vừa cụ thể, tình cách phát triển hợp logic cuộc sống.
      • Tiêu biểu: Ban-dắc (Pháp),Tôn-xtôi (Nga).
    • Chủ nghĩa hiện thực XHCN
      • Đặc trưng: miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển CM, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.
      • Tiêu biểu: M. Gor-ki (Nga).
  • Ở Việt Nam xuất hiện các trào lưu:
    • VH lãng mạn (1930-1945):Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới.
    • VH hiện thực phê phán: Ngô Tất Tố, Nam Cao …
    • VH hiện thực XHCN: HCM, Tố Hữu, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu…

2.3. Phong cách văn học (phong cách nghệ thuật)

a. Khái niệm phong cách văn học

  • Là những nét riêng biệt độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống được thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm
  • Quá trình VH mang tính lịch sử nên phong cách cũng in đậm dấu ấn dân tộc và thời đại.

b. Những biểu hiện của phong cách văn học

  • Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá.
  • Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm.
  • Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật mang dấu ấn riêng.
  • Thống nhất từ cốt lõi nhưng sự triển khai phải đa dạng, đổi mới.
  • Có phẩm chất thẩm mỹ cao, giàu tính nghệ thuật.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Trình bày một cách ngắn gọn và đầy đủ những nét chính của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

Gợi ý làm bài:

  • Phong cách Hồ Chí Minh rất hấp dẫn, độc đáo, đa dạng mà rất thống nhất.
  • Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, ký đến thơ ca, Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng độc đáo và hấp dẫn.
    • Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, đầy tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận của Người có sự kết hợp giữa tình và lý, lời văn giàu hình ảnh, giọng điệu khi ôn tồn thân mật như đưa lẽ phải thấm vào lòng người, khi mạnh mẽ, hùng hồn.
    • Truyện, ký của Người được viết với bút pháp rất hiện đại, đầy sáng tạo, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
    • Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.
      • Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ mang màu sắc dân gian hiện đại.
      • Những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mỹ hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển, bằng chữ Hán, mang đặc điểm của thơ cổ Phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại, giản dị mà sâu sắc, lấp lánh chất thép mà chứa chan chất tình, từ tư tưởng đến hành động có sự vận động tự nhiên và nhất quán hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
  •  Nhìn chung, văn thơ của Hồ Chí Minh có phong cách hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất. Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau, nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng của Hồ Chí Minh, “Tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông”. 

 

4. Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học

Để dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong hệ thống SGK của hai chương trình chuẩn và nâng cao, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Bài soạn Quá trình văn học và phong cách văn học.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?