Phương pháp thuyết minh

Để giúp các em tự tin hơn khi làm văn thuyết minh, có những kiến thức cần thiết cũng như có thêm kĩ năng để viết một văn bản thuyết minh, Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Phương pháp thuyết minh. Hi vọng, sau bài học này các em sẽ nắm được tầm quan trọng và những yêu cầu của phương pháp cũng như một số phương pháp thuyết minh cụ thể. 

Tóm tắt bài

1.1. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

  • Phương pháp thuyết minh là hệ thống những cách thức sử dụng để đạt được mục đích thuyết minh
  • Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh: Phương pháp thuyết minh giúp hoàn thành tốt văn bản thuyết 

1.2. Một số phương pháp thuyết minh

a. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

  • Cho biết mỗi đoạn trích dưới đây sử dụng phương pháp nào? (Ngữ liệu SGK trang 48, 49)
    • Đoạn 1: Phương pháp nêu ví dụ
    • Đoạn 2: Phương pháp định nghĩa
    • Đoạn 3: Phương pháp dùng số liệu
    • Đoạn 4: Phương pháp phân tích
  • Phân tích tác dụng của phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.
    • Đoạn 1: Đoạn trích thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Tác giả sử dụng ở phương pháp nêu ví dụ. Những tên tuổi được nêu ra: Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực đã làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên sáng rõ, có sức thuyết phục.
    • Đoạn 2: Đoạn trích thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, bút danh Tô-sây đến bút danh Ba-sô, cái người đọc cần biết là ý nghĩa của các bút danh ấy. Vì vậy người viết đã sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh. Nhờ phương pháp thuyết minh này mà các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách sáng rõ.
    • Đoạn 3: Đoạn trích thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Phương pháp thuyết minh ở đây là dùng số liệu. Người viết đã đi từ số lượng tế bào (40 - 60 000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên số lượng tế bào (6 triệu tỉ phân tử) rồi số lượng phân tử cấu tạo nên nguyên tử (1 tỉ tỉ nguyên tử). Từ đó, để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu khác như: số liệu cư dân, số lượng các vì tinh tú... Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh này chính là các số liệu. Các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.
    • Đoạn 4: Đoạn trích thuyết minh về nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích. Tác giả phân tích tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống cách sử dụng vô cùng dân dã; nhưng âm thanh thật "giòn giã", giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

b. Tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh

  • Thuyết minh bằng chú thích
    • Câu văn thuyết minh "Ba-sô là bút danh" không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm, bản chất của nhà văn này.
    • Chức năng của chú thích là làm cho rõ ràng còn chức năng của định nghĩa là làm rõ tính chất.
      • Chú thích là giải thích thêm cho rõ ràng
      • So với thuyết minh bằng cách định nghĩa chú thích có:
        • Ưu điểm: Làm rõ nghĩa hơn
        • Nhược điểm: Không ngắn gọn, súc tích.
  • Thuyết minh bằng cách giảng giả, nguyên nhân - kết quả
    • Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bút danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân - quả
    • Mục đích thuyết minh: Giới thiệu ý nghĩa bút danh Ba-sô
    • Đoạn văn chia làm 2 ý:
      • Niềm say mê cây chuối của thi sĩ
      • Lai lịch của bút danh
    • Mối quan hệ giữa 2 ý là nguyên nhân – kết quả
      • Nguyên nhân: Niềm say mê cây chuối
      • Kết quả: Nhà thơ lấy bút danh Ba-sô
    • Sử dụng phương pháp giảng giải nguyên nhân – kết quả làm cho đối tượng thuyết minh được hiện lên cặn kẽ, rõ ràng và hợp lí

1.3. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

  • Phương pháp thuyết minh được lựa chọn căn cứ vào mục đich thuyết minh.
  • Phương pháp thuyết minh được sử dụng sao cho làm nổi bật mục đích thuyết minh,bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh.Mặt khác phải đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Trong các ví dụ dưới đây, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

a. Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ mặt trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của Mặt Trời lọt qua làm cho khí hậu của Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính

(Hiệu ứng nhà kính, trong tạp chí KCT - Tri thức là sức mạnh, số 5 -1997)

b. Còn tức là cầu: quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu. Hai bên trai gái xếp hàng chữ nhất, đứng cách nhau chừng vài mươi bước, một bên tung lên, bên kia bắt lấy, rồi lại tung trở lại. Bên nào không bắt được bị coi là thua và thua là phải tháo gỡ một vật gì mang trong người để đưa cho bên thắng. [...] Nhưng sau chót, định đoạt xong được thua rồi, người được cũng trả lại đồ cho bên thua và cả hai bên cùng uống rượu say sưa trong một tình thương yêu bát ngát.

(trích: Vũ Bằng - Thương nhớ mười hai)

Gợi ý làm bài

  • Đoạn trích a sử dụng phương pháp:
    • So sánh
    • Chú thích
  • Đoạn trích b sử dụng phương pháp:
    • Định nghĩa

3. Soạn bài Phương pháp thuyết minh

Để năm thêm kiến thức và kĩ năng để viết một văn bản thuyết minh, các em có thể tham khảo bài soạn Phương pháp thuyết minh.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?