TÍNH SỐ LOẠI GIAO TỬ VÀ HỢP TỬ KHÁC NHAU VỀ NGUỒN GỐC VÀ CẤU TRÚC NST
A. Lý thuyết
a. Sự phân li của NST trong quá trình GP
* Nếu không có Trao đổi chéo --> Hoán vị gen, ở kì đầu I giảm phân:
+ số loại giao tử : 2n ( n : số cặp NST tương đồng)
+ Tỉ lệ mỗi loại giao tử :
+ số kiểu tổ hợp NST khác nhau : 3n
* Số kiểu giao tử khi có Trao đổi chéo (trao đổi đoạn)
+. TĐ chéo ở 1 điểm
n: số cặp NST tương đồng
k: Số cặp NST có TĐC 1 điểm
==> Số kiểu giao tử của loài = 2n+k.
+. TĐC 2 điểm không cùng lúc:
n: số cặp NST
k: Số cặp NST có TDC 2 điểm không cùng lúc.
==> Số kiểu giao tử của loài = 2n.3k
+. TDC 2 điểm kép:
n: số cặp NST
k: Số cặp NST có TDD 2 điểm kép.
==>Số kiểu giao tử của loài = 2n+2k
* Lưu ý:
Số kiểu giao tử của 1 tế bào sinh dục sơ khai khi có TDC:
+ 1 TB sinh tinh → 4 kiểu giao tử/ tổng số kiểu giao tử của loài
+ 1 TB sinh trứng → 1 kiểu giao tử/ tổng số kiểu giao tử của loài
b. Sự tái tổ hợp của NST trong quá trình thụ tinh :
* Số loại hợp tử = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái
* Số loại giao tử, hợp tử mang NST có nguồn gốc khác nhau : ( không có TĐC)
- Số loại giao tử chứa NST của cha hoặc mẹ :
+ Số loại giao tử chứa a NST có nguồn gốc từ cha (a \( \le \) n)
\(C_n^a = \frac{{n!}}{{a!(n - a)!}}\)
+ số loại giao tử chứa b NST có nguồn gốc từ mẹ (b \( \le \) n)
\(C_n^b = \frac{{n!}}{{b!(n - b)!}}\)
- Số loại hợp tử được di truyền NST từ ông, bà
+ Số loại hợp tử được di truyền a NST từ « ông nội » hoặc « bà nội »:
\(\frac{{n!}}{{a!(n - a)!}}x{2^n}\)
+ Số loại hợp tử được di truyền b NST từ « ông ngoại » hoặc « bà ngoại » :
\(\frac{{n!}}{{b!(n - b)!}}x{2^n}\)
+ Số loại hợp tử được di truyền a NST từ « ông nội » ( hoặc bà nội) và b NST từ « bà ngoại » (hoặc ông ngoại) :
\(\frac{{n!}}{{a!(n - a)!}}\) x \(\frac{{n!}}{{b!(n - b)!}}\)
B. Bài tập
Câu 1: Một tế bào có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\)Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 8
Hướng dẫn giải
Một tế bào có kiểu gen Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho 2 loại tinh trùng là ABD và abd hoặc ABd và abD
Câu 2: Có 3 tế bào sinh tinh trùng đều tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi chéo thì tối đa cho bao nhiêu loại tinh trùng?
Hướng dẫn giải
Mỗi tế bào sinh tinh giảm phân có trao đổi chéo cho 4 loại tinh trùng 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen như trên giảm phân tạo 4.3=12 loại tinh trùng.
Câu 3: Ruồi nhà có bộ NST 2n=12. Một ruồi cái trong tế bào có hai cặp NST tương đồng mà trong mỗi cặp gồm 2 NST có cấu trúc giống nhau, các cặp NST còn lại thì 2 NST có cấu trúc khác nhau. Khi phát sinh giao tử đã có 2 cặp NST có cấu trúc khác nhau xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm, các cặp còn lại không trao đổi đoạn thì số loại trứng sinh ra từ ruồi cái đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bộ NST 2n=12 --> n = 6.
Có 2 cặp NST tương đồng có cấu trúc giống nhau nên còn lại 6-2 = 4 cặp NST có cấu trúc khác nhau.
Hai cặp NST có cấu trúc giống nhau giảm phân mỗi cặp luôn cho một loại giao tử
2 cặp NST có cấu trúc khác nhau có trao đổi chéo mỗi cặp cho 4 loại giao tử
2 cặp có NST có cấu trúc khác nhau không trao đổi chéo mỗi cặp tạo ra 2 giao tử.
Tổng số giao tử khi có hai cặp NST tường đồng có trao đổi chéo tại 1 điểm là :
1.1.42.2.2 = 26 = 64
Câu 4: Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 NST đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang NST giới tính Y.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai?
b. Nếu tế bào sinh tinh của loài khi phát sinh giao tử không có đột biến xảy ra, mỗi cặp NST tương đồng đều có cấu trúc khác nhau, có trao đổi chéo tại hai điểm không đồng thời trên 3 cặp NST và trao đổi chéo kép trên một cặp NST thì tối đa xuất hiện bao nhiêu loại giao tử?
Hướng dẫn giải
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
– Quá trình giảm phân từ một tế bào sinh tinh giảm phân cho hai loại tinh trùng (tinh trùng mang NST giới tính X và tinh trùng mang NST giới tính Y) với số lượng bằng nhau. Theo bài ra có 512 tinh trùng mang NST giới tính Y nên cũng có 512 tinh trùng mang NST giới tính X
– Tổng số tinh trùng hình thành là: 512+512=1024
– Tổng số tế bào sinh tinh là 1024:4=256
– Vì tổng số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân là 9690 nên ta có: (256 – 1).2n = 9690 --> 2n = 38
– Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai: Gọi k là số lần nguyên phân thì 2k = 256 --> k = 8
b. Số loại tinh trùng tối đa có thể được tạo ra:
2n = 38 =>n = 19. Tế bào có 19 cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau.
– Trao đổi chéo xảy ra tại một điểm trên 2 cặp NST tạo ra 4.4 = 16 loại giao tử
– Trao đổi chéo tại hai điểm không đồng thời trên 3 cặp NST tạo ra 6.6.6 = 216 loại giao tử
– Trao đổi chéo kép trên 1 cặp NST tạo ra 8 loại giao tử
– Còn lại 19 – ( 2+3+1) = 13 cặp giảm phân bình thường tạo ra 213 loại G
– Tổng số loại giao tử hình thành là 16.216.8.213= 223.33
Câu 5: Ở đậu Hà lan ( 2n = 14). Mỗi cặp NST tương đồng đều gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau, quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn và không đột biến. Tính số loại giao tử tối đa của loài ?
Hướng dẫn giải
2n = 14 hay n = 7
Mỗi cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau giảm phân cho hai loại giao tử.
Số giao tử tối đa có thể có là: 2.2.2.2.2.2.2 = 27 = 128
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng Tính số loại giao tử và hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST Sinh 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Protein Sinh học 10 có đáp án
- Lý thuyết và bài tập ôn tập Cấu trúc và chức năng của Protein Sinh học 10
Chúc các em học tập tốt !