PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Áp dụng công thức Định luật bảo toàn động lượng:
\(\begin{array}{l} {m_1}\overrightarrow {{v_1}} = ({m_1} + {m_2})\overrightarrow v \\ \Rightarrow v = \frac{{{m_1}\overrightarrow {{v_1}} }}{{{m_1} + {m_2}}} \end{array}\)
Cho để tính vận tốc của hai vật khi va chạm mềm.
Trong đó:
m1, m2 là khối lượng của hai vật (kg)
\(\overrightarrow {{v_1}} \) là vận tốc ban đầu (m/s)
\(\overrightarrow {{v}} \) là vận tốc sau va chạm
2. BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1: Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng
A. 2 kg.m/s.
B. 5 kg.m/s.
C. 1,25 kg.m/s.
D. 0,75 kg.m/s.
Giải
Chọn A.
Độ biến thiên động lượng của vật sau va chạm là:
\(\begin{array}{l} \overrightarrow {\Delta p} = m\overrightarrow {{v_2}} - m\overrightarrow {{v_1}} \\ Do\,\,\,\overrightarrow {{v_2}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{v_1}} \\ \Rightarrow \Delta p = m{v_2} - ( - m{v_1}) = m({v_1} + {v_2}) = 2kg.m/s \end{array}\)
Bài 2: Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật sau 1/4 chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng
A. 20 kg.m/s.
B. 0 kg.m/s.
C. 10√2 kg.m/s.
D. 5√2 kg.m/s.
Giải
Chọn C.
- Khi chất điểm chuyển động trên đường tròn thì vectơ vận tốc tại mỗi vị trí có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
Sau ¼ chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động thì góc quay của bán kính là π/2 nên hai vật chuyển động theo hướng vuông góc nhau.
- Biến thiên động lượng của vật:
\(\begin{array}{l} \overrightarrow {\Delta p} = m\overrightarrow {{v_2}} - m\overrightarrow {{v_1}} \\ Do\,\,\,\overrightarrow {{v_2}} \bot \overrightarrow {{v_1}} \\ \Rightarrow \Delta p = m\sqrt {{v_1}^2 + {v_2}^2} = 1\sqrt {{{10}^2} + {{10}^2}} = 10\sqrt 2 kg.m/s \end{array}\)
Bài 3: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động vói vận tốc 30 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
A. 12 N.s.
B. 13 N.s.
C. 15 N.s.
D. 16 N.s.
Giải
Chọn C.
Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng:
\(\begin{array}{l} \overrightarrow F .\Delta t = m.\overrightarrow {\Delta v} \\ \Rightarrow F.\Delta t = m(v - 0) = 15N.s \end{array}\)
Bài 4: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là
A. 6 kg.m/s.
B. 0 kg.m/s.
C. 3 kg.m/s.
D. 4,5 kg.m/s.
Giải
Chọn B.
Tổng động lượng của hệ là:
\(\begin{array}{l} \overrightarrow {\Delta p} = m\overrightarrow {{v_2}} - m\overrightarrow {{v_1}} \\ Do\,\,\,\overrightarrow {{v_2}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{v_1}} \\ \Rightarrow \Delta p = m{v_2} - m{v_1}) = 1.3 - 2.1,5 = 0kg.m/s \end{array}\)
Bài 5: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng
A. 9 kg.m/s.
B. 2,5 kg.m/s.
C. 6 kg.m/s.
D. 4,5 kg.m/s.
Giải
Chọn B.
- Ta có:
m = 500 g = 0,5 kg, v = 18 km/h = 5 m/s.
- Động lượng của vật bằng:
p = m.v = 0,5.5 = 2,5 kg.m/s.
...
------( Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về Động lượng và Định luật bảo toàn động lượng môn Vật Lý 10 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !