Bài học giúp các em có những hiểu biết sơ bộ về phát biểu tự do. Nắm được một số yêu cầu và nguyên tắc về phát biểu tự do. Bước đầu vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đó vào công việc phát biểu tự do về một chủ đề mà em thấy hứng thú và có mong muốn trao đổi với người nghe.
Tóm tắt bài
2.1. Khái niệm phát biểu tự do
- Khái niệm:
- Phát biểu tự do là dạng thường gặp trong đời sống ,ở đó người phát biểu có thể hào hứng trình bày những ý kiến của mình với người nghe,đó là những ý kiến hoàn toàn không theo chủ đề nào đã quy định trước ,đã chuẩn bị trước.
- Sự khác nhau giữa phát biểu tự do với phát biểu theo chủ đề:
- Người nói tự tìm chủ đề nội dung phát biểu.
- Chủ đề nội dung đó có thể nảy sinh bất ngờ ,ngẫu nhiên ngoài dự tính.
2.2. Những nhu cầu thôi thúc con người phát biểu tự do
- Phát biểu tự do sinh ra từ tình huống trong đời sống:
- Khi có ai gợi lên xôn xao một kỉ niệm, một nỗi niềm mà lòng người phát biểu từng ấp ủ.
- Một điều tâm niệm, một bài học, một điều trăn trở về đời sống,…ai đó gợi ra.
- Để phát biểu tự do cần:
- Phải sống hết mình mới tìm ra chủ đề, nội dung phát biểu tự do.
- Phải tích lũy làm giàu vốn sống, vốn hiểu biết với ý kiến thật riêng.
2.3. Những yếu tố giúp phát biểu tự do thành công
- Có hứng thú, am hiểu vấn đề mình phát biểu.
- Bám sát chủ đề, không để xa đề,lạc đề.
- Rèn luyện kĩ năng tìm ý, sắp xếp ý nhanh chóng.
- Phải chú ý đến người nghe, hướng vào những nội dung mới mẻ, thú vị, làm cho họ thích thú để điều chỉnh kịp thời.
- Diễn đạt ý kiến của mình thành một số câu, đoạn,không bắt buộc làm bài văn hoàn chỉnh.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1:
Em tham gia một cuộc giao lưu ngày mồng 8-3 và được mời phát biểu tự do. Em hãy ghi lại lời phát biểu đó.
Gợi ý làm bài:
Kính thưa toàn thể thầy cô và các bạn!
Hôm nay, có mặt tại buổi giao lưu kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, em rất vui sướng và hạnh phúc vì mình thuộc về một nửa thế giới đang được quan tâm.
Trước hết, em xin thay mặt các bạn nữ sinh, các cô giáo của trường, xin cảm ơn các bạn nam, các thầy giáo, đại diện cho một nữa thế giới của phái mạnh. Nhờ có một nửa thế giới của phái mạnh mà hôm nay một nửa thế giới của phái đép được nhận hoa và những lời chúc tốt đẹp nhất, nhận những nghĩa cử cao đẹp nhất.
Để góp một tiếng nói vào không khí giao lưu vui vẻ này, em xin bộc bạch đôi chút tâm sự. Là nữ sinh sắp ròi xa mái trường THPT, sau này chúng em có thể sẽ tiếp tục học lên hoặc đi học nghề. Cho dù ở đâu, với chúng em tinh thần ngày mồng 8-3 mãi bất diệt. Chúng em hứa sẽ phấn đáu noi gương các thế hệ đi trước, phát huy truyền thống Bà Trưng, Bà Triệu đẻ phấn đấu cho sự nghiệp bình đẳng giới, để cống hiến được nhiều nhất cho đất nước.
Ví dụ 2:
Phát biểu nhân hội thảo “Tình yêu tuổi học đường”.
Gợi ý làm bài:
Kính thưa toàn thể thầy cô và các bạn!
Môi trường học đường là để học tập, tích lũy tri thức vã kĩ năng sống cho thế hệ trẻ để sau ra đời lao động trả nợ xã hội nuôi mình giai đoạn đầu, lao động để cống hiến cho xã hội về sau. Bởi vậy, nhiệm vụ của học sinh là học tập.
Tuy nhiên sống trong môi trường tuổi trẻ giao tiếp hằng ngày, giúp đỡ nhau học tập, tất sẽ có những trường hợp nảy sinh tình cảm trên mức bạn bè. Đó là tình yêu.
Tình yêu tưởi học trò có hai xu hướng.
Xu hướng thứ nhất là vì yêu nên phân tán tư tưởng, chểnh mảng học tập, kết quả phấn đấu giảm sút. Vậy có nên chăng?
Xu hướng thứ hai, yêu nhau nên muốn hoàn thiện mình cả hình thức laacn tâm hồn, cho mình và cho bạn. Bởi vậy, họ luôn giúp đỡ nhau trong học tập, sửa những hành vi chưa được đẹp, họ sống yêu đời, yêu cuộc sống và phấn đấu cho tương lai tốt đẹp. Như vậy có nên chăng?
Theo tôi nghĩ trong cuộc đời người ta sẽ gặp ba người: người thứ nhất là người mình yêu nhất, người thứ hai là người yêu mình nhất, người thứ ba là bạn đời. Tốt nhất, lí tưởng nhất là ba người đó hòa nhập trong một người. Để được như vậy, xin hãy tỉnh táo trước tình yêu và hôn nhân, đặc biệt là các bạn nữ.
Cuối cùng xin chúc hội thảo thành công tốt đẹp. Chúc các bạn trước mắt hãy tập trung vào học tập, còn nhiều thời gian cuộc đời để dành cho tình yêu. Nếu đã trót yêu, xin hãy sống đẹp, động viên nâng đỡ, dìu dắt nhau trong học tập và trong cuộc sống để có tương lai tốt đẹp.
4. Soạn bài Phát biểu tự do
Để thêm hiểu biết sơ bộ về phát biểu tự do, các em có thể tham khảo bài soạn Phát biểu tự do.