Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích và chứng minh hai câu nói cuối cùng của nhân vật Chí Phèo đã bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao, Chúng tôi mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ hướng dẫn tìm hiểu một cách chi tiết vềcuộc đời của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở. Qua đó thấy được ước muốn làm người và khát vọng hoàn lương nhưng cay đắng nhận ra mình không thể hoàn lương được của nhân vật Chí Phèo. Cuối cùng nhân vật đã lựa chọn cái chết sau khi vô tình nhận ra sự cay đắng của cuộc đời thông qua câu nói trước lúc chết: Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa! Biết không! Chỉ có một cách… biết không… Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!…Và chính câu nói thể hiện sự thức tỉnh của Chí đã ở cuối tác phẩm đã bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm mà nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm. Bài giảng giúp củng cố lại những kiến thức cần thiết cho các em để tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
- Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn câu nói:
“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa! Biết không! Chỉ có một cách… biết không… Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!…’’.
- Khái quát chung
- Xuất xứ: Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lạI là Chí Phèo, in trong tập Luống cày.
- Tóm tắt:
- Chủ đề: Qua số phận của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
- Nội dung
- Câu nói như bừng lên ước muốn được làm người, khát vọng được hoàn lương của nhân vật Chí Phèo:
- Từ cái chết ấy nhà văn muôn gửi đến bạn đọc bức thông điệp màu xanh về tác phẩm của mình rằng: Con người, đặc biệt là người nông dân trong xã hội cũ, dù bị chà đạp, bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi thì ẩn sâu trong tâm hồn họ vẫn ánh lên những tia sáng của bản tính lương thiện, bản chất người.
- “Tao muốn làm người lương thiện’’: Đó chính là một câu nói thành thực nhất, tiếng đầu tiên và cũng là lời cuối cùng trong cuộc đời đã bị tha hóa một cách khủng khiếp của Chí Phèo. Khi hắn say nhất cũng là lúc hắn tỉnh nhất, là lúc còn kịp nhận ra nghĩa lí của cuộc sống chính là ở hai chữ “lương thiện” kia, để rồi điều đó bỗng trở thành khát vọng của hắn sau bao ngày vật vã, triền miên trong rượu và những lời chửi bới: “tao muốn”, lần đầu tiên cái mong muốn của Chí Phèo không phải là dăm đồng bạc lẻ của cụ Bá, không phải dăm cút rượu hay một ít đồ nhắm, những nhu cầu vật chất mà là một mong muốn tột bậc có sự lương thiện.
- Và khi nhận ra điều này thì Chí Phèo càng ý thức được “Tao không thể là người lương thiện nữa”: Dường như đây không còn phải là lời mà Chí Phèo nói với Bá Kiến nữa, mà đó là lời hắn nói với chính mình. Nếu như trước đó thì hắn không hề biết đến cái gọi là lương thiện, cũng không biết mình đã mất đi những cái cơ bản nhất trong một con người. Và giờ đây khi đã nhận ra thì cũng là lúc hắn mất tất cả. Và cái chết chính là một lối thoát Chí Phèo chọn riêng cho mình, để chứng thực cho sự nguyên vẹn của cái gọi là lương thiện. Có lẽ khi hắn nhận ra mình không thể lương thiện được cũng là lúc hắn hiểu sự lương thiện không thể dung nạp những kẻ như hắn.
- Chí Phèo không được phép quay trở về làm người lương thiện bởi vì hắn bị những lừa lọc, gian xảo bao vây xung quanh; những trò chém giết rạch mặt ăn vạ, xin đểu, ăn cướp giữa ban ngày vốn không phải là điều lạ lẫm đối với Chí Phèo.
- Chí Phèo cô đơn, lạc lõng giữa mọi người. Đã trắng tay, không nơi nương tựa, Chí lại không có lấy một ai để ý. Những người bình thường đều xa lánh hắn. Sự lương thiện xa lánh hắn. Không một ai trong làng Vũ Đại nghe hắn chửi, hắn không có ai để mà chửi. Đối tượng chửi của hắn hướng đến là tất cả mọi người, thiên nhiên, trời đất, là vô tận mà không là ai cả, là cái gì cụ thể cả. Thậm chí khi “hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại” thì “cả làng ai cũng nghĩ chắc nó trừ mình ra”.
- Cuộc sống chỉ thực sự mỉm cười với Chí Phèo khi đời hắn có Thị Nở àTình yêu như đã khơi dậy trong hắn ý thức về bản thân dù chỉ là “mơ hồ” nhưng hắn cũng hiểu đó là cái buồn của một con người. Hắn cảm thấy xung quanh đang thay đổi, xôn xao, rạo rực. Một tiếng chim vui vẻ, những tiếng cười nói, tiếng mõ đối với hắn như là điều lạ lẫm, hấp dẫn. “Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có”. “Chí Phèo chưa bao giờ nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hắn hết say”. Và lúc này khi có đến năm ngày không say rượu, hắn lắng nghe thế giới bằng tất cả lòng mình, cảm nhận và tận hưởng như một đứa trẻ mới chập chững biết đi.
- Nhưng chính nhờ sự xuất hiện của thị Nở như một tia sáng lóe lên rồi lại vụt tắt trong cuộc đời Chí Phèo.
- Câu nói như cắt cứa ở cuối truyện của Chí Phèo, ta thấy đó là biểu hiện cao độ của khát vọng được làm người.
- “Tao muốn làm người lương thiện” là sự trỗi dậy mạnh mẽ, đánh dấu bước nhận thức mới trong con người Chí. Nếu như trước đó thì Chí Phèo, hắn chỉ lơ mơ hiểu về cái tốt đẹp khi tỉnh rượu, rồi hiểu thế nào là nghĩa lí cuộc sống khi được ăn bát cháo hành và nhận được sự chăm sóc của thị Nở thì đây là lúc hắn lên tiếng đòi cái quyền được sống cho mình.
- Câu nói như bừng lên ước muốn được làm người, khát vọng được hoàn lương của nhân vật Chí Phèo:
- Nhận xét
- Câu nói cuối cùng của Chí là một lời tố cáo xã hội lại vừa như một tiếng nói khẳng định lại bản chất của Chí Phèo trong ý thức rất rõ rệt của Chí Phèo. Câu chuyện với bao nhiêu chi tiết, tình huống như gói gọn, đọng lại ở mấy câu nói ấy. Người ta đọc được ở đó những ý định tâm huyết của Nam Cao khi viết Chí Phèo.
- Chí Phèo chết bởi vì hắn muốn có được sự lương thiện nhưng xã hội, mọi người không cho hắn cơ hội đó. Chí Phèo chết trong sự nhận thức rất rõ về mình, về sự ghẻ lạnh của mọi người đối với hắn, về mơ ước tới một cuộc sống đích thực. Có thể nói chính cái chết là sự hối cải cuối cùng mà Chí còn có thể làm được trong cuộc đời đầy rẫy tội lỗi của hắn. Chi tiết này vừa bộc lộ được giá trị hiện thực lại vừa đậm tính nhân bản.
c. Kết bài
- Những nhận xét, đánh giá về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Hãy phân tích và chứng minh: Hai câu nói cuối cùng của nhân vật Chí Phèo đã bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm.
"Tao muốn làm người lương thiện (………………)
"Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chì có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là...cái này! Biết không!... ".
Gợi ý làm bài
Đọc tác phẩm đặc sắc “Chí Phèo” của Nam Cao như đã đọng lại trong tôi là cái kết của câu truyện, một kết cục bi thảm và tất yếu dành cho nhân vật chính. Nhưng đó cũng là một cái kết đầy tính nhân đạo cao cả: “Tao muốn làm người lương thiện”.
“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa! Biết không! Chỉ có một cách… biết không… Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!…’’.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Mọi dụng ý nghệ thuật đã được Nam Cao đều dồn lại ở cái kết cục đó. Chí Phèo chết bởi vì hắn muốn có được sự lương thiện nhưng xã hội, mọi người không cho hắn cơ hội đó. Chí Phèo chết trong sự nhận thức rất rõ về mình, về sự ghẻ lạnh của mọi người đối với hắn, về mơ ước tới một cuộc sống đích thực. Có thể nói chính cái chết là sự hối cải cuối cùng mà Chí còn có thể làm được trong cuộc đời đầy rẫy tội lỗi của hắn. Chi tiết này vừa bộc lộ được giá trị hiện thực lại vừa đậm tính nhân bản.
Đã có rất nhiều ý kiến nói rằng trong mỗi truyện ngắn nhà văn đều chọn cho mình một mục tiêu để vươn tới những yếu tố cần thiết để phục vụ cho mục tiêu đó. Sẽ có những đoạn, những chỗ mà ý định, tâm huyết, của người cầm bút có thể hiện lên rất rõ rệt, có khi thành định nghĩa, quan niệm. Dù rằng không nêu lên một khái niệm cụ thể về chất nhân bản trong con người, nhưng cái kết của Chí Phèo là một lời khảng định về khát vọng sống của con người. Mọi chuẩn bị trước đó dường như chỉ để đợi cái giây phút Chí Phèo bật lên tiếng nói căm phẫn, đòi hỏi sự lương thiện. Với chủ đề của truyện đến đây được nâng lên thành ý nghĩa nhân đạo cao cả. Chí Phèo đã nói hộ Nam Cao những điều nhà văn muốn nói và muốn mang đến cho mọi người
Hi vọng, với sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu về đề tài phân tích và chứng minh Hai câu nói cuối cùng của nhân vật Chí Phèo đã bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm phía trên, các em đã có thêm một tài liệu văn mẫu hay và thú vị về tác phẩm Chí Phèo. Chúc các em học tốt
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)