A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu câu chuyện: Nhưng nó phải bằng hai mày
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung
- Thể loại: truyện trào phúng
- Mâu thuẫn gây cười: giữa sự đồn đại về danh tiếng xử kiện giỏi với phẩm chất bên trong tham lam, ích kỉ của thầy Lí
- Phân tích
- Nguyên nhân tiếng cười: Do mâu thuẫn của sự việc: thầy lý nổi tiếng xử kiện giỏi >< bản chất bên trong (chuyên nhận tiền đút lót)
- Dùng tiếng cười và cử chỉ của nhân vật để tiếng cười bật ra.
- Khi bị lôi ra đánh đòn: “Cải vội xòe năm ngón tay …. khẻ bẩm lẽ phải thuộc về con cơ mà”à Cử chỉ, lời nói của Cải nhắc thầy lý món tiền mà anh ta đã lót trước cho thầy lý.
- Thầy lý cũng có hành động lời nói tương ứng “thầy xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” và nói “Mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày” ( hình thức chơi chữ. Lẽ phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền là Ngô (vì tiền của Ngô gấp 2 lần Cải).
- Yếu tố bất ngờ: Hành động xử kiện của thấy lý à Cải rơi vào tình trạng bi hài: vừa mất tiền vừa bị đánh.
- Nhận xét:
- Truyện cười rất ngắn gọn, tạo được sự bất ngờ cho người đọc
- Kết cấu chặt chẽ mọi chi tiết hướng tới sự gây cười. Tiếng cười rộ lên ở cuối truyện. Cái cười thường tạo ra từ những mâu thuẫn.
- Truyện ít nhân vật, nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười.
- Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh, rất sắc, nhất là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện.
- Sự kết hợp giữa hành động và ngôn ngữ nhân vật, lối chơi chữ tạo nên tình huống gây cười.
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận chung, nhận xét về câu chuyện Nhưng nó phải bằng hai mày
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ, liên tưởng của cá nhân.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Đây là một câu truyện cười nhưng lại cười ra nước mắt. Một xã hội đồng tiền mà lấn áp tất cả. Vì tiền mà con người ta không còn sự công bằng văn minh nữa. Người nào có quyền có thế thì người đó thắng. Thật là một xã hội chó đểu nhà văn (Vũ Trọng Phụng).
Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” nó giống như một màn kịch rất ngắn nhưng hấp dẫn với sự xuất hiện của ba nhân vật.
Mở đầu truyện là lời giới thiệu về một viên lí trưởng xử kiện giỏi ở một “làng kia”. Ta gặp cách giới thiệu phiếm chỉ giống như các câu truyện cổ tích. Địa điểm (làng kia), thời gian (hôm nọ). Tác giả dùng tính phiếm chỉ để tăng tính khái quát, ý nghĩa mà truyện phản ánh mang tính phổ biến ở nhiều vùng, nhiều đối tượng chứ không ở địa phương nào. Tên Cải và Ngô cũng là một cách nói thực chất không mang tính xác định.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Ở đây, ta thấy ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ động tác thống nhất với nhau, có giá trị ngang nhau. Ngồn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt cùng nghe. Ngôn ngữ bằng động tác là thứ ngôn ngữ “bí mật”, chỉ có người trong cuộc (thầy lí và Cải) mới hiểu được.
Hai thứ ngôn ngữ ấy làm rõ nghĩa cho nhau để chỉ ra thực chất của sự nổi tiếng xử kiện giỏi của viên lí trưởng nọ.
Truyện rất ngắn, kết thúc bất ngờ nhưng nó nói đủ những điều muốn nói và tiếng cười vừa giòn giã, thâm thúy cũng đồng loạt cất lên.
Mong rằng, với những tài liệu trên, các em đã hiểu hơn về giá trị cũng như ngụ ý của tác giả nhân dân qua câu chuyện. Tiếng cười kia phải chăng là tiếng khóc sâu cay đến đớn đau của người dân trước sự bon quan lại mưu cầu lợi ích cá nhân. Chúng tôi tin rằng, các em sẽ học tốt hơn và hiểu sâu sắc hơn về câu chuyện Nhưng nó phải bằng hai mày qua tài liệu trên. Chúc các em có thêm nhiều tài liệu hay.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)