Phân tích nhân vật Chí Phèo trong Chí Phèo của Nam Cao

Trước khi bước vào viết bài văn: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao mời các em tham khảo thêm  video bài giảng tìm hiểu nhân vật Chí Phèo của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng giúp các em nắm được bi kịch bị lưu manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm người của Chí và sự khẳng định của Nam Cao về bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy phân tích nhần vật Chí Phèo

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu nhân tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo
  • Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Chí Phèo

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Tóm tắt: Truyện kể về cuộc đời Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhân, Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, sau khi ra tù Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của của Làng Vũ Đại (tay sai cho Bá Kiến). Và cuộc đời Chí cứ trượt dài trên con đường tha hóa từ đây. Sau đó, vô tình Chí gặp Thị Nở, chính Thị Nở là người đã đưa Chí gần hơn với những cảm xúc cuộc sống thường ngày, đánh thức khát vọng hoàn lương trong Chí. Nhưng chính Thị Nở cũng là người vô tình đẩy Chí xuống vũng lầy của xã hội khi Chí nhận ra bi kịch của chính bản thân. Trong đau đớn và uất ức, Chí Phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến đâm chất Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
    • Chủ đề: Lên án xã hội tàn bạo đã chà đạp lên nhân phẩm của con người, vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt ở nông thôn đương thời và tình trạng tha hóa trong xã hội bấy giờ. Đồng thời, Nam Cao còn thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người
  • Phân tích: nhân vật Chí Phèo
    • Chí phèo là người nông dân lương thiện: dân chăm chỉ, trong sáng, có ước mơ giản dị
      • Sinh ra bị vứt bỏ ở lò gạch cũ.
      • Nhờ sự cưu mang của nhiều người.
      • 20 tuổi trở thành anh canh điền khỏe mạnh, làm thuê cho Bá Kiến.
      • Ao ước có một gia đình: Chồng cầy thuê cuốc mướn, vợ dệt vải.
    • Chí phèo là thằng lưu manh (bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính): Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành tên lưu manh
      • Bá kiến ghen tuông đẩy vào tù.
      • Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
      • Biến đổi nhân hình: Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết, cái ngực phanh đầy nét trạm trỗ rồng phượng.
      • Biến đổi nhân tính: Trở thành du côn du đãng, say triền miên, cướp giật, rạch mặt ăn vạ, làm tay say cho Bá Kiến.
    • Chí phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
      • Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở: Tình yêu của thị nỡ đánh thức bản bất lương thiện của Chí Phèo, nhận biết mọi âm thanh trong cuộc sống, nhận ra bi kịch của cuộc đời mình, và muốn làm người lương thiện.
      • Chi tiết: Bát cháo hành: Biểu tượng tình yêu, đánh thức bản tính hiền lành của Chí.
      • Diến biến bi kịch bị cự tuyệt:
        • Nguyên nhân: Bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí.
        • Tâm trạng Chí Phèo: Lúc đầu Chí ngạc nhiên, đau đơn thất vọng sau đó nhận ra bi kịch của cuộc đời mình và đến đâm chết kẻ thù và tự sát.
      • Niềm khao khát được sống lương thiện và tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến.
    • Nhận xét
      • Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa, và mâu thuẫn giữa nông dân và đại chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương.
      • Cảm thương trước cảnh người nông dân bị tha hóa và phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến chất.
      • Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
      • Nghệ thuật: Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo; miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.

c. Kết bài

  • Cảm nhận, đánh giá chung về nhân vật Chí Phèo
  • Nêu cảm nghĩ của cá nhân để mở rộng vấn đề

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Gợi ý làm bài

Là một nhà văn luôn băn khoăn trăn trở về cách sống và cách viết, Nam Cao đã từng tuyên ngôn “Sống đã rồi hãy viết”. Một nhà văn muốn viết được nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo bởi cuộc đời quyết định đến văn chương. Nam Cao luôn nhìn đời bằng đôi mắt của tình thương, đôi mắt của lòng nhân ái. Với cách nhìn đời này, Nam Cao bắt đầu cầm bút sáng tác.

Trước Cách Mạng, Nam Cao viết về hai đề tài, đề tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài nông dân hay nhất, tiêu biểu nhất phải kể đến sáng tác đầu tay của Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo. Linh hồn của câu chuyện là nhân vật cùng tên được nhà văn miêu tả với một tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: Sinh ra là người nhưng không được làm người, cả đời khao khát lương thiện, cuối cùng trở thành kẻ bất lương. Thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của hắn, ngòi bút Nam Cao bộc lộ là một ngòi bút nhân đạo, nhân văn, sâu sắc và cao cả.

Bi kịch vốn được hiểu là những khát vọng chân chính, cháy bỏng, mãnh liệt của một con người nhưng không có điều kiện thực hiện trên thực tế, cuối cùng người mang khát vọng bị rơi vào kết cục của một thảm kịch. Bi kịch là cuộc đấu tranh dai dẳng, không khoan nhượng giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa chính nghĩa và phi nghĩa.Trong cuộc sống thường ngày, thường nhật, bi kịch không diễn ra giữa các lực lượng xã hội đấu tranh với nhau, trái lại nó là lực lượng tinh thần trong đời sống tâm hồn của một con người, ví như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, cả đời hắn khao khát lương thiện, cuối cùng trở thành kẻ bất lương, sinh ra là người nhưng không được làm người, để rồi hắn chết trên con đường trở về lương thiện.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Sự từ chối của Thị Nở đã đóng sập cánh cửa hoàn lương của Chí. Lúc này hắn đã uống rất nhiều rượu “càng uống càng tỉnh ra” để thấm thía thân phận mình “hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Trong cơn say hắn xách dao ra đi, hắn lảm nhảm đến nhà Thị Nở để đâm chém nhưng bước chân lại tìm đi tìm “kẻ gây ra tình trạng tuyệt vọng cho đời mình”. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải xác định Chí say hay tỉnh? Nếu bảo hắn tỉnh thì không thuyết phục vì ý thức của hắn không còn khả năng điều khiển hành vi, bảo hắn say cũng không thỏa đáng vì người say không thể biết đòi lương thiện “tao muốn làm người lương thiện” và biết rất rõ không ai cho hắn lương thiện, nghịch lý này là rượu đã làm cho thế giới tinh thần hắn mụ mị đi, nhưng một bộ phận mà rượu không thể làm tê liệt được là ý thức làm người, cho nên hắn đòi lương thiện là vô cùng tỉnh táo vì vậy Chí đã giết Bá Kiến và tự hủy diệt mình.

Cái kết thúc thật rùng rợn vì máu chảy nhưng cũng thật nhân bản vì tội ác đã được trừng trị và giá trị làm người được khẳng định. Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết một Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương, bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lòng người đọc là Chí Phèo đòi quyền sống, đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng sống như trước nữa. Và Chí Phèo chết trong bi kịch đau đớn, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Đây không thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống.

Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Ở cuối tác phẩm, “đột nhiên thị thoáng thấy hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…”, chi tiết ấy muốn nói với chúng ta rằng, một ngày gần đây thôi, Thị Nở lại bụng mang dạ chửa vượt cạn giữa đồng không mông quạnh, giữa con mắt thờ ơ của người dân làng Vũ Đại, lại một Chí Phèo con xuất hiện. Điều này chứng tỏ rằng “Chí Phèo” không phải là bi kịch của một con người.

Trên đây là tài liệu tham khảo phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Chúng tôi mong rằng các em đã gặt hái được nhiều kiến thức thú vị và bổ ích từ tài liệu, có thêm những tài liệu sâu sắc về nhân vật Chí Phèo.

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?