A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Ngô Gia văn phái, thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) và Ngô Thì Du (1772 – 1840).
- Giới thiệu Hoàng Lê nhất thống chí:
- Được viết bằng chữ Hán, theo lối chương hồi.
- Đoạn trích này phần lớn nằm ở hồi thứ 14.
2. Thân bài
- Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ
- Con người: hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết
- Chỉ trong vòng 1 tháng từ khi quân Thanh vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt để tiến quân ra Bắc.
- Tế cáo lên ngôi Hoàng đế.
- Xuất binh ra Bắc.
- Tuyển mộ quân lính.
- Mở cuộc tập duyệt binh ở Nghệ An.
- Kêu gọi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
- Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài lãnh đạo, có tầm nhìn xa trông rộng.
- Nhận định tình hình và đưa ra quyết định quan trọng đúng lúc.
- Sáng suốt, nhạy bén, biết dùng người tài
- Ý chí quyết thắng và tài dụng binh như thần
- Trước khi xuất binh đã tính kĩ mọi chiến lược và tin chắc vào thắng lợi chỉ trong vòng 10 ngày xuất binh.
- Là người lẫm liệt
- Có nhiều chiến lược và mưu kế trong trận đánh.
- Có tài lãnh đạo tài tình.
- Con người: hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết
⇒ Quang Trung là người anh hùng quả cảm, trí tuệ, sáng suốt, có tài dụng binh và mưu lược.
- Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước
- Tôn Sĩ Nghị
- Kiêu căng, chủ quan, tự mạn
- Khinh địch, không có tài dụng quân
- Chỉ lo vui chơi
- Hèn nhát
- Lê Chiêu Thống và triều đình bán nước
- Chịu chung số phận với bọn xâm lược
- Nhục nhã, ê chề
- Lê Chiêu Thống cùng Thái hậu chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, mấy ngày không được ăn.
- Được người thổ hào chỉ đường cho chạy trốn, gặp được Tôn Sĩ Nghị - vua tôi chỉ biết: “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.
- Tôn Sĩ Nghị
⇒ Sự khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống.
- Nghệ thuật:
- Miêu tả chân thực, khách quan
- Lối kể chuyện xen lẫn miêu tả: tạo sự sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh.
3. Kết bài
- Nội dung:
- Cuộc đại phá quân Thanh là một mốc son chói lọi trong lịch sử nước ta.
- Quang Trung – Nguyễn Huệ là vị anh hùng có tài thao lược, tấm lòng luôn vì dân, vì nước.
- Nghệ thuật:
- Cách lập luận đặc sắc.
- Miêu tả sinh động, chân thực.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái
Gợi ý làm bài:
Một nhân tố quan trọng cần phải xem xét trước hết trong văn bản này là tác giả. Khi sáng tạo tác phẩm, tác giả không chỉ tái hiện hiện thực khách quan mà còn thể hiện những tư tưởng, tình cảm, quan điểm chính trị, xã hội,.. của mình. Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô Gia văn phái – một nhóm tác giả rất trung thành với nhà Lê. Nếu xét theo quan điểm phong kiến thì trong con mắt của Ngô gia, vua Quang Trung là kẻ nghịch tặc. Thế nhưng trong tác phẩm, hình ảnh Quang Trung – Nguyễn Huệ lại được miêu tả khá sắc nét với tài cầm quân “bách chiến bách thắng”, tính quyết đoán cùng nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Điều đó một phần bởi triều đại nhà Lê khi đó đã quá suy yếu mục nát, dù có là bề tôi trung thành đến mấy thì các tác giả trong Ngô Gia văn phái cũng khó có thể phủ nhận. Mặt khác, có thể chính tài năng và đức độ của vua Quang Trung đã khiến cho các tác giả này thay đổi quan điểm của mình, từ đó đã tái hiện lại các sự kiện, nhân vật,… một cách chân thực.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Cuộc đại phá quân Thanh xâm lược là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Người làm nên kì tích ấy là Quang Trung – Nguyễn Huệ, vị anh hùng “áo vải cờ đào” vừa có tài thao lược vừa luôn hết lòng vì dân, vì nước.
Trang sử hào hùng ấy đã được ghi lại bởi Ngô Gia văn phái – nhóm tác giả đã vượt qua những tư tưởng phong kiến cố hữu để tái hiện lại lịch sử một cách chân thực.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----