1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm:
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Viết văn, làm báo từ trước 1945.
- Tham gia Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, có nhiều đóng góp cho văn học hiện đại.
- Các tác phẩm ông phản ánh hiện thực lịch sử của dân tộc. “Bắc Sơn” là vở kịch nói đầu tiên viết về đề tài Cách mạng.
- Tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
b. Thân bài
-
Tóm tắt nội dung vở kịch
- Xoay quanh các sự kiện diễn ra trong gia đình cụ Phương, dân tộc Tày ở Bắc Sơn, vào thời gian đầu của khởi nghĩa. Cụ Phương và con trai là Sáng tích cực tham gia phong trào, trong khi bà vợ và cô con gái lại ngại ngần, xa lánh. Thơm (con gái cụ Phương) có chồng là Ngọc, một thư kí quèn trong bộ máy cai trị của giặc ở Bắc Sơn. Hám tiền, hám danh, Ngọc cam tâm làm tay sai cho Pháp, giúp chúng đánh phá phong trào cách mạng, bắt bớ cán bộ, bắn giết du kích. Sau cái chết của cụ Phươngvà Sáng, Ngọc càng lộ rõ bộ mặt Việt gian bán nước. Hắn dẫn lính truy lùng các cán bộ lãnh đạo phong trào. Thái và Cửu chạy nhầm vào chính nhà hắn và đã được Thơm (vợ hắn) che chở, cứu thoát. Biết tin Ngọc sẽ dần giặc Pháp tấn công du kích, Thơm băng rừng suốt đêm để báo tin cho du kích kịp thời đối phó. Lúc trở về, cô chạm trán với Ngọc nên đã bị hắn bắn chết, nhưng chính Ngọc lại bị trúng đạn của Pháp.
-
Phân tích tình huống đặc biệt trong hồi 4
-
Cuộc truy lùng ráo riết của Ngọc đối với hai cán bộ cách mạng
- Thái và Cửu chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc.
- Thơm (vợ Ngọc) hoảng sợ, bối rối.
- Thái trấn an Thơm, bày tỏ lòng tin vào truyền thống và bản chất tốt đẹp của gia đình Thơm.
- Ngọc dẫn lính về đến gần nhà, Thơm giấu Thái và Cửu vào buồng ngủ rồi đánh lạc hướng Ngọc, cứu thoát hai người.
- Bằng hành động của mình, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng.
-
Xung đột kịch được đẩy tới đĩnh điểm
- Mâu thuẫn giữa tên Ngọc Việt gian, tay sai của thực dân Pháp với các cán bộ cách mạng.
- Mâu thuẫn giữa Thơm (vợ Ngọc) với Ngọc – kẻ cam tâm bán nước, hãm hại đồng bào: vừa căm ghét, ghê tởm vừa khó xử vì hắn là chồng.
-
Giải quyết xung đột hợp tình hợp lí
- Lòng thương người, ý thức trách nhiệm công dân được khơi dậy trong lòng Thơm. Sự mến phục cán bộ cách mạng, mối thù cha và em bị giặc giết… tạo thành sự thúc đẩy mạnh mẽ khiến Thơm có hành động khôn ngoan và sáng suốt: tìm mọi cách cứu thoát hai cán bộ.
-
c. Kết bài
- Trong hồi 4 của vở kịch “Bắc Sơn”, Nguyễn Huy Tưởng đã để nhân vật bộc lộ tâm trạng điển hình trong hoàn cảnh điển hình theo đúng quy luật tâm lí.
- Qua chuyển biến đột ngột của tính cách nhân vật Thơm, tác giả khẳng định sức mạnh chính nghĩa của cách mạng có sức cảm hoá vô cùng to lớn.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích hồi 4 vở kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng
Gợi ý làm bài
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, viết văn, làm báo từ trước 1945. Sau Cách mạng tháng Tám, ông có nhiều đóng góp cho cách mạng và kháng chiến. Các tác phẩm của ông phản ánh hiện thực, đậm chất anh hùng và không khí lịch sử. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Vở kịch “Bắc Sơn” được ông sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong khí thế sôi sục mở đầu kháng chiến. Bối cảnh của vở kịch là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940-1941) và nội dung xoay quanh những biến cố xảy ra trong gia đình cụ Phương, dân tộc Tày. Cụ Phương cùng con trai là Sáng hăng hái tham gia chiến đấu. Còn bà cụ và cô con gái là Thơm lại ngại ngần, xa lánh.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Với vở kịch “Bắc Sơn”, Nguyễn Huy Tưởng đã đạt được những thành công bước đầu trong nghệ thuật viết kịch. Tác giả đã xây dựng tình huống kịch, những xung đột cơ bản của vở kịch và phát triển mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm, sau đố có cách giải quyết hợp tình, hợp lí. Tác giả đã thể hiện sự đối đầu gay gắt giữa Ngọc và Thái, Cửu trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời, xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng là có đứng hẳn về phía cách mạng.
“Bắc Sơn” được đánh giá là vở kịch khởi đầu cho nền kịch cách mạng trên sân khấu nước nhà từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Với vở kịch này, lần đầu tiên hiện thực cách mạng và những con người mới của thời đại đã được tác giả đưa lên sân khấu một cách thành công, gây được ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn phân tích đoạn trích hồi 4 vở kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)