1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả?
- Giắc Lân-đơn là một nhà văn người Mỹ sinh năm 1876 và mất năm 1916.
- Giắc Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng những truyện ngắn nhỏ trên một tờ báo tờ báo sinh viên, cho đến mãi những năm đầu thế kỷ XX thì sự nghiệp của ông mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
- Giới thiệu về tác phẩm? Tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” là tiểu thuyết gây được nhiều tiếng vang của Giắc Lân-đơn.
- Giới thiệu về đoạn trích? “Con chó Bấc” là một trích đoạn nhiều cảm xúc để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, thể hiện tình cảm của chú chó Bấc với chủ của mình.
b. Thân bài
-
Khái quát toàn bộ nội dung đoạn trích
- “Tiếng gọi nơi hoang dã” kể về cuộc sống của một chú chó có tên là Bấc chẳng may bị bắt cóc và đưa đến vùng Bắc cực lạnh lẽo để làm việc kéo xe trưởng tuyết cho những người đi đào vàng ở vùng này.
- Cuộc sống của chú chó Bấc khá lận đận, kể từ khi tới đây chú chó phải trải qua rất nhiều đời chủ khác nhau. Họ rất độc ác đối xử với chú chó tàn nhẫn thường xuyên đánh đập.
-
Phân tích
-
Quan hệ của Bấc đối với gia đình chủ cũ
- Ở đoạn mở đầu, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:
- Với những cậu con trai của ông Thẩm: tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó.
- Với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm: là trách nhiệm ra oai hộ vệ.
- Đối với bản thân ông Thẩm: đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.
- Ở đoạn mở đầu, tác giả kể về quan hệ của con chó Bấc đối với gia đình thẩm phán Mi-lơ để lấy đó làm cơ sở so sánh tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn:
-
Tình cảm yêu mến của Thoóc-tơn đối với Bấc
- Thoóc-tơn đã cứu sống Bấc và là một ông chủ lí tưởng.
- Các ông chủ khác chăm sóc chó vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh
- Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh “như thể chúng là con cái của anh vậy”.
- Trong ý nghĩ, tình cảm và cách đối xử, Thoóc-tơn coi Bấc như một đồng loại, một người bạn.
- Các biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thoóc-tơn với Bấc
- Chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào
- Những cử chỉ thân mật, âu yếm như: Túm chặt lấy đầu Bấc dựa vào đầu mình rồi đẩy tới đẩy lui, những tiếng rủa của Thoóc-tơn là những lời nói nựng âu yếm.
- Trước những cử chỉ của Bấc đáp lại tình cảm của ông chủ (miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời), Thoóc-tơn đã thốt lên đầy thán phục và yêu mến: “Trời đất! Đẳng ấy hầu như biết nói đấy”.
-
Tình cảm gắn bó của Bấc đối với Thoóc-tơn
- Từ khi gặp Thoóc-tơn, ở Bấc nảy sinh những tình cảm mới mà trước kia nó chưa hề cảm thấy, đó là “tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt”.
- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn có những biểu hiện thật đặc biệt: Khác với Xơ-kít, Ních, “Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”.
- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn là tình cảm mang tính chất tôn thờ, ngưỡng mộ: “Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh toả rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.
- Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn ngoài sự tôn thờ còn là lòng biết ơn bởi Thoóc-tơn đã cứu sống nó, đã tái sinh nó. “Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó”, bởi thế, nó thường thức giấc đột ngột trong đêm, “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”.
-
-
Đánh giá: Về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
-
Nội dung
- Đoạn trích “Con chó Bấc” nói về tình yêu thương của Thoóc-tơn với Bấc và tình cảm đặc biệt của Bấc với chủ.
- Ta thấy rõ nhà văn Giắc Lân-đơn là một con người tinh tế, gần gũi với loài vật nên ông có thể miêu tả những hành động, đời sống tâm hồn của chú chó Bấc một cách rất tinh tế, nhiều cảm xúc thể hiện được tấm lòng yêu thương, nhân vân với của tác giả với những động vật nuôi.
-
Nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn trích
- Thông qua sự miêu tả chi tiết, lối viết xúc tích, giản dị bằng văn kể chuyện ta thấy rằng chú chó Bấc đối với chủ của mình là Giôn Thooc- tơn hết sức tình nghĩa, trung thành, nhiều sự yêu mến và tôn kính.
- Phân tích chi tiết chú chó Bấc thức đêm rồi đứng ở mép lều canh cho chủ của mình thật xúc động người đọc. Hình ảnh này vừa thể hiện được sự trung thành, yêu quý chủ nhân của chú chó Bấc vừa thể hiện sự quan sát tài tình, tinh tế của tác giả.
-
c. Kết bài
- Tóm lại giá trị lớn nhất và sâu thẳm nhất của đoan trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”: Trong khi con người đang mải mê giành giật nhau quyền lợi, của cải, sự sống…mọi quan hệ đều có thể đánh đổi để lấy lợi ích cho bản thân thì tình cảm giữa chú chó Bấc và chủ nhân là Giôn Thooc-tơn thật đáng ngưỡng mộ.
- Dư âm: Qua tác phẩm tác giả Giắc Lân-đơn muốn nhắn nhủ tới con người dù trong hoàn cảnh nào cũng đừng để lợi ích, của cải làm mờ mắt, làm ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp, tình nghĩa.
Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy phân tích đoạn trích “Con chó Bấc” trong “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Giắc Lân- đơn.
Gợi ý làm bài
Giắc Lân-đơn là một nhà văn người Mỹ sinh năm 1876 và mất năm 1916. Giắc Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng những truyện nhỏ trên một tờ báo tờ báo sinh viên, cho đến mãi những năm đầu thế kỷ XX thì sự nghiệp của ông mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
Tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903) - tiểu thuyết gây được nhiều tiếng vang của Giắc Lân-đơn. Tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Clân-đai-cơ trở về. Trong đó, đoạn trích “Con chó Bấc” là một trích đoạn trong cuốn tiểu thuyết đó. Đoạn trích gây được nhiều cảm xúc để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Qua tác phẩm tác giả Giắc Lân-đơn muốn nhắn nhủ tới con người dù trong hoàn cảnh nào cũng đừng để lợi ích, của cải làm mờ mắt, làm ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp, tình nghĩa. Chúng ta là hãy hết lòng thương yêu loài vật, nhất là những loài vật có nghĩa, có tình.
Đoạn trích vừa phản ánh trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, vừa nói lên tình yêu thương loài vật của ông.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn phân tích đoạn trích “Con chó Bấc” trong “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Giắc Lân- đơn sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)