A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc
- Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp văn chương của thiên tài Nguyễn Du, là tác phẩm độc tôn trong nền văn học Việt Nam, di sản của thế giới.
- Từ Hải là một nhân vật để khẳng định một khát vọng tha thiết của nhà thơ, làm anh hùng chí lớn của thời đại qua đoạn trích Chí khí anh hùng.
2. Thân bài
a. Khái lược chung về tác phẩm
- Vị trí đoạn trích: Nằm từ câu 2213-2230 trong tác phẩm, thể thơ lục bát, sự sáng tạo của nhà thơ so với bản gốc.
- Bố cục chia làm ba phần rõ ràng:
- Phần 1: (4 câu đầu): chí khí anh hùng bộc lộ trong hoàn cảnh đặc biệt
- Phần 2: (12 câu tiếp): cuộc đối thoại chân thành giữa Kiều và Từ Hải.
- Phần 3: (2 câu cuối): Từ Hải ra đi trước tâm trạng bộn bề của Kiều.
b. Phân tích
* Phần 1:
- Thúy Kiều, Từ Hải cùng kết duyên, hợp nhau chung sống hạnh phúc, có vợ có chồng thuận hòa.
- Cụm từ “hương lửa đương nồng” diễn tả mối tình vẫn còn đang thiết tha, dào dạt cảm xúc gắn bó giữa Thúy Kiều và Từ Hải
- Nhưng tình cảm bên người vợ hiền bình yên trong ngôi nhà nhỏ, cũng không sánh nổi lòng mong mỏi khao khát được vùng vẫy, tung hoành dọc đất trời lập nên đại cuộc.
- Trượng phu - ở đây có nghĩa là nguoi đàn ông tài giỏi, có chí lớn.
- Về việc nước đang bất ổn cần người anh hùng là điều trên hết, xong cũng củng cố được gia đình nếu thành công ⇒ từ ý chí sắt đá đã sinh ra hành động dứt khoát qua tính từ “thoắt” ⇒ tư thế mạnh mẽ khôn tả, với đồ đạc mang theo chỉ đơn giản là thanh gươm, một con ngựa khỏe, chàng một mình bước đi, hình ảnh dường như miêu tả rõ sự cô độc của con người giữa con đường thực hiện lý tưởng cao cả
- Sự ngợi ca người anh hùng xứng danh với tầm vóc vũ trụ.
* Phần 2:
- Trước tình cảnh sắp sửa ly biệt, Kiều cũng nhất mực đòi theo để được giúp chồng lập nên cơ đồ. Lấy lí do, luật lệ của xã hội phong kiến “xuất giá tòng phu”, mà còn cả sự lo sợ, đi để được cùng san sẻ, gánh vác, giúp đỡ khó khăn.
- Dùng linh hoạt cụm từ “Tâm phúc tương tri”- nhằm khước từ, chàng trách Kiều “đã như vợ chồng thì sao chưa thoát khỏi cái lối nghĩ thông thường của người đàn bà”
⇒ Ý đánh giá cao vị trí của Kiều trong lòng mình.
- Viễn cảnh để thuyết phục nàng về lí tưởng “lập nên sự nghiệp, có tinh binh đi sau, có lá cờ rợp đất thì mới trở về tìm nàng”.
- Chia sẻ về những khó khăn mà Từ Hải phải khước từ Kiều - người con gái thân mềm yếu không thể chịu được
- Đưa ra lời hứa bằng danh dự cho Kiều yên lòng, dặn dò Kiều cố gắng chờ đợi, một năm sau sẽ trở về.
* Phần 3:
- Không bịn rịn lưu luyến, là vì có chí lớn nên dù chia ly vẫn mang trong mình khí thế phơi phới.
- Gieo vào lòng Kiều khát vọng không tầm thường đó là về chính nghĩa, công bằng.
3. Kết bài
- Thủ pháp nghệ thuật đã được sử dụng linh hoạt
- Từ Hải đầy mạnh mẽ, sống có tình cảm, hoài bão hơn người, dứt khoát xứng đáng là bậc anh hùng trong thiên hạ, được yêu mến cảm phục.
- Hiện thân của giấc mơ công lí, tự do của tác giả Nguyễn Du
- Góp phần tạo nên thành công lớn của Truyện Kiều.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du
Gợi ý làm bài:
Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, được mệnh danh là đại thi hào, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại nhiều tác phẩm hay và có giá trị, nổi bật nhất có thể kể đến đó chính là đại kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.
Trong đoạn trích Chí khí anh hùng, tác giả Nguyễn Du đã tập trung miêu tả và làm nổi bật lên vẻ đẹp ý chí và phẩm chất của Từ Hải. So với nhân vật Từ Hải trong tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện thì nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du hoàn toàn khác, đó không phải một tên tướng cướp như nguyên mẫu mà là một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất có bản lĩnh và ý chí phi thường. Cảm hứng ca ngợi cùng bút pháp ước lệ tượng trưng khiến cho nhân vật Từ Hải hiện lên lớn lao, kì vĩ, mang đầy đủ phẩm chất của người những người anh hùng xưa.
Khi Thúy Kiều đang tuyệt vọng, chìm đắm trong cuộc sống đau khổ, ê chề nơi lầu xanh thì Từ Hải đã xuất hiện và cứu nàng ra khỏi chốn tửu sắc đầy thị phi ấy. Nhờ có Từ Hải mà Thúy Kiều được báo ân báo oán, được hưởng hạnh phúc vợ chồng như những người phụ nữ bình thường khác. Tuy cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nhưng vẫn không thể che khuất được khát vọng lập thân to lớn của Từ Hải. Vì vậy mà dù không đành lòng nhưng Từ Hải vẫn phải để Thúy Kiều ở lại còn bản thân mình thì ra đi thực hiện hoài bão:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Đối với Thúy Kiều mà nói, Từ Hải không chỉ là người chồng mà nàng thương yêu, trân trọng mà đó còn là người mà nàng mang ơn, chính Từ Hải đã cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh. Trước quyết định ra đi của Từ Hải, nàng biết không thể ngăn cản nhưng cũng không đành lòng để chàng ra đi đơn độc, Thúy Kiều đã bày tỏ mong muốn được đi theo để chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi
Thúy Kiều đề cao quan niệm “xuất giá tòng phu” của đạo đức Nho giáo xưa, nàng muốn được đi theo để tiện bề chăm sóc cũng như giúp đỡ cho Từ Hải. Trước yêu cầu đầy chân thành của Thúy Kiều, Từ Hải đã rất cảm động nhưng cuối cùng chàng không đồng ý vì sợ Thúy Kiều thân con gái đi theo sẽ phải chịu khổ. Như để an ủi nàng, Từ Hải đã hứa hẹn bao giờ lập lên sự nghiệp lớn sẽ rước nàng “nghi gia”:
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Theo Từ Hải, Thúy Kiều chưa thoát khói thói nữ nhi thường tình đồng thời đó cũng là lời động viên để nàng không phải lo lắng khi mình lên đường thực hiện nghiệp lớn. Là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Từ Hải quyết tâm ra đi gây dựng nghiệp lớn để có thể nắm trong tay “mười vạn tinh binh”. Và khi sự nghiệp đã thành, chàng sẽ trở về để đón Kiều nghi gia trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”.
Qua những lời đối thoại của Từ Hải với Thúy Kiều trước lúc ra đi đã thể hiện được chí khí lớn lao của người anh hùng mang trong mình khát vọng lớn. Tuy nói Thúy Kiều đi theo sẽ thêm vướng bận nhưng thật ra nguyên nhân chính Từ Hải không muốn Thúy Kiều đi theo là vì không muốn nàng phải chịu khổ, sợ nàng không thể thích ứng được với cuộc sống bốn bể là nhà:
Bằng ngay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Để Thúy Kiều có thể yên tâm hơn, Từ Hải đã khẳng định thời gian mà mình ra đi là một năm, Từ Hải đã động viên Thúy Kiều về một tương lai chiến thắng, chàng sẽ trở về trong sự hiển hách, vinh quang:
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì.
Cuộc chia tay giữa Từ Hải cũng thật khác lạ, đó không phải là những lời tâm tình nỉ non mà lại là những lời hứa hẹn về một tương lai tất thắng, qua đó ta có thể thấy được những phẩm chất trượng phu trong con người của Từ Hải, đó là con người dùng hành động để thể hiện tình cảm với người mình yêu.
Đoạn trích Chí khí anh hùng đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất Từ Hải, đó không chỉ là một con người giàu tình cảm mà còn là một người anh hùng có khát vọng lớn cùng ý chí, quyết tâm đầy mạnh mẽ, quyết liệt.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----