Phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm:
    • Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) quê nội ở Quảng Nam, lớn lên ở Hà Nội. Tham gia bộ đội thời kì chống Mĩ.
    • Có năng khiếu văn chương, làm thơ rất sớm, sau chuyển sang sáng tác kịch bản sân khấu.
    • Trong vòng mười năm, ông đã sáng tác hơn 50 vở kịch nói, nội dung đề cập tới nhiều vấn dề thời sự nóng hối của xã hội trong giai đoạn đổi mới.
    • Những vở kịch nổi tiếng: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Điều không thể mất”; “Mười lăm ngày kháng án”...
    • Năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
    • Vở kịch “Tôi và chúng ta” ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ, lớn lao để đổi mới và phát triển. Nội dung phản ánh xung đột gay gắt giữa cái cũ và cái mới trong phương thức sản xuất, trong cách đánh giá giá trị con người.
    • Đoạn trích là cảnh ba của vở kịch phản ánh khá rõ xung đột ấy.

b. Thân bài

  • Tóm tắt nội dung vở kịch
    • Trong đó ông giám đốc Hoàng Việt là đại diện của người có cái nhìn tiên tiến tích cực, có trách nhiệm với công việc. Hoàng Việt may mắn có kỹ sư trẻ Lê Sơn là người có có tư tưởng tiến bộ, vì lợi ích chung, có chung trí hướng với giám đốc tên Hoàng Việt.
    • Nhưng trong xí nghiệp lại có Nguyễn Chính là người giữ chức vụ Phó giám đốc đại diện cho tư tưởng lạc hậu, chậm tiến. Anh ta luôn luôn đưa ra nguyên tắc này nguyên tắc kia để kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Phó giám đốc Nguyễn Chính này lại được nhân vật Trương giữ chức vụ quản đốc người luôn suy nghĩ vô cảm, không có tình người, thường xuyên phách lối, bắt nạt công nhân - hỗ trợ đắc lực.

→ Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, những mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn.

  • Cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ
    • Phái mới - tiêu biểu cho cách suy nghĩ táo bạo, khoa học và hợp quy luật
      • Đại diện là Giám đốc Hoàng Việt, kíp trưởng Thanh, kĩ sư Lê Sơn đa số anh chị em công nhân
      • Giám đốc Hoàng Việt mạnh dạn đề xuất phương thức sản xuất mở rộng, phá vỡ quy chế làm ăn cũ kĩ, lạc hậu. (Dẫn chứng: Tuyển thêm thợ hợp đồng, tăng cường sản xuất, tăng lương cho công nhân, ngưng xây nhà khách để lấy tiền trả lương cho thợ, loại bỏ những chức vụ trung gian không cần thiết, công nhân được quyền phản ánh trực tiếp các ý kiến lên Ban Giám đốc...)
      • Kĩ sư Lê Sơn: Nhiệt tình, năng động, ủng hộ việc đối mới của Giám đốc, chấp nhận thử thách.
      • Phần lớn công nhân háo hức nhận cái mới bởi nó sẽ đem lại quyền lợi thiết thực cho họ.
    • Phái cũ - tiêu biểu cho nếp nghĩ lạc hậu và bảo thủ
      • Đại diện là Phó Giám đốc Nguyễn Chính, Trưởng phòng Tài vụ, Quản đốc Trương...
      • Luôn vin vào cơ chế cũ, nghị quyết cũ... để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Không có được tầm nhìn xa rộng về lợi ích tập thể.
      • Chống đối quyết liệt, thậm chí thách thức và để doạ những người có chủ trương đổi mới.

c. Kết bài

  • Lưu Quang Vũ là một cây bút sắc bén, có tính chiến đấu rất cao.
  • Thái độ của tác giả bộc lộ rõ ràng qua cách nêu ra và giải quyết đúng đắn các xung đột kịch. Ông bênh vực và ca ngợi cái mới, phê phán cái cũ với nhiệt tình cách mạng và mục đích xây dựng.
  • Với nội dung tiến bộ, vở kịch “Tôi và chúng ta” được công chúng yêu mến, nó sẽ sống mãi với thời gian.

Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ.

Gợi ý làm bài

       Tác giả Lưu Quang Vũ sinh năm 1948 tại Phú Thọ, ông là nhà văn, nhà biên kịch có nhiều cái nhìn mới, sâu sắc về thời cuộc. Năm 1988 ông cùng vợ đã mất trong một tai nạn giao thông, khiến nhiều bạn bè đồng nghiệp những người ái mộ ông không khỏi hoang mang, buồn khổ.

Tác phẩm “Tôi và chúng ta” là một tác phẩm hay nó phản ánh cuộc đấu tranh âm thầm, lặng lẽ của cái cũ và cái mới, giữa một bên là tư tưởng tiên tiến, một bên là lối suy nghĩ tư duy lạc hậu, trì trệ.

      Cảnh ba của vở kịch “Tôi và chúng ta” thể hiện rõ nét tính cách, cái nhìn nhân sinh quan của từng nhân vật. Trong đó ông giám đốc Hoàng Việt là đại diện của người có cái nhìn tiên tiến tích cực, có trách nhiệm với công việc. Hoàng Việt may mắn có kỹ sư trẻ Lê Sơn là người có có tư tưởng tiến bộ, vì lợi ích chung, có chung trí hướng với giám đốc tên Hoàng Việt.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --

Thì bên Phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc Trương và bà Trưởng phòng tài vụ lại đại diện cho lớp người cũ, có tư tưởng lạc hậu, luôn chỉ nghĩ tới lợi ích của cá nhân mình trước. Chính những con người này luôn tìm cách phá hoại những cái mới, và kéo lùi sự phát triển của xí nghiệp và của toàn xã hội.

Trong vở kịch đặc biệt là, cảnh ba của “Tôi và chúng ta” tác giả Lưu Quang Vũ đã rất sắc sảo, quyết đoán khi đưa những nhân vật của mình vào những tình huống khó khăn. Họ phải đối mặt với nhiều cam go thử thách, khi đưa ra ý tưởng mới. Nhưng họ sẵn sàng theo tới cùng, sẵn sàng từ bỏ chức vụ mình đang có để có thể đổi mới.

       “Tôi và chúng ta” là một vở kịch hay nó phản ảnh được hiện thực ra hội sau khi đất nước ta hòa bình trở lại. Đồng thời tác phẩm này cũng thể hiện được cái nhìn của Lưu Quang Vũ với xã hội mới, ông luôn mong muốn thay đổi, sự tiên tiến sẽ tới để nền kinh tế nước ta phát triển hơn, thoát khỏi sự ì trệ, lạc hậu cũ.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận văn học phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?