Phân tích cảnh phố huyện ngày tàn trong phần đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Thạch Lam
    • Thạch Lam (1910-1942)
    • Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương.
    • Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn chương Thạch Lam đi theo hướng riêng: viết về những người lao động cơ cực, bế tắc với tấm lòng thương cảm sâu sắc.
  • Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ
    • Xuất xứ: Rút từ tập “Nắng trong vườn”
  • Nêu vấn đề cần nghị luận: cảnh phố huyện ngày tàn trong phần đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ

2. Thân bài

  • Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
    • Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người → tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác → điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.
    • Làm nền cho tiếng trống là “bản nhạc dân dã” quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc ⇒ Không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.
    • Thời gian: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru...”, “bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn” - “Trời nhá nhem tối”, “Trời bắt đầu đêm...”, “Đêm tối”.

⇒ Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết → thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ → nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.

  • Không gian: thu hẹp dần: quang cảnh phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ → yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.
  • Những kiếp người tàn:
    • Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.
    • Mẹ con chị Tí: ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng “chả kiếm được bao nhiêu...”
    • Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.
    • Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.
    • Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
    • Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu

→ Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán,... Tuy vậy, họ vẫn hi vọng - cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.

⇒ Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của Thạch Lam, qua lời văn đều đều, chậm buồn, giàu chất thơ và những chi tiết dường như khách quan.

3. Kết bài

  • Khái quát lại vấn đề nghị luận
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích cảnh phố huyện ngày tàn trong phần đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Gợi ý làm bài:

Trong giai đoạn văn học trước Cách mạng tháng Tám. Thạch Lam là một cây bút xuất sắc đa tài năng. Truyện ngắn Hai đứa trẻ rút trong tập Nắng trong vườn (1938) là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Với cách viết giàu chất lãng mạn, truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn nhưng đầy cá tính nhân văn.

Trong mỗi tác phẩm truyện kể, ngoài yếu tố nhân vật còn phải kể đến một yếu tố khác, đó là hoàn cảnh. Xây dựng hoàn cảnh, tác giả nhằm xác lập mối quan hệ giữa nhân vật và môi trường xã hội mà nhân vật đó đang sống. Sự tác hợp giữa hoàn cảnh và nhân vật sẽ tạo nên chất keo kết dính các chi tiết và nhờ vậy nội dung tác phẩm trở nên liền mạch, nghệ thuật của tác phẩm đó sẽ hoàn chỉnh hơn. Đó là một trong những yêu cầu bắt buộc không chỉ của văn học hiện thực (Hoàn cảnh sinh tính cách).

Nhà văn Thạch Lam mở đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ bằng những hình ảnh vào thời khắc của một ngày sắp tàn. Vào thời điểm đó cảnh vật của phố huyện nghèo hiện ra xơ xác, tiêu điều, với những con người mỏi mệt quẩn quanh nơi phố chợ. Cùng xuất hiện với những gì tàn tạ nhất ở phố huyện đó là nhân vật Liên và An. Qua cái cảm nhận của hai tâm hồn ngây thơ ấy, mọi cảnh vật được hiện lên một cách chi tiết và chân thực nhất.

Nhưng trước hết, cái cảnh chiều tàn nhưng vẫn được nhà văn miêu tả đậm chất thơ. “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cất hình rõ rệt trên nền trời… Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào...”.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Chỉ cần nhìn vào cái chợ tiêu điều này cũng có thể thấy cuộc sống của người dân khổ cực thế nào? Những người bán hàng về muộn đứng nói chuyện với nhau ít câu như thế trao lại cho nhau những nỗi buồn tẻ cuộc sống, ống kính tác giả không quên ghi lấy hình ảnh những đứa trẻ con nhà nghèo, đang mưu kế sinh nhai bằng những phế phẩm của phiên chợ. Những số phận ấy “cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay hất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó. Đây là hiện thân đầy đủ nhất của sự khốn khổ. Tất cả như đang cố sức để sống hi vọng. Sự cố gắng thì đã quá sức, còn hi vọng thì vẫn mơ màng”. Ở truyện ngắn này, các nhân vật đều đang tìm cách cầm cự trong cuộc sống hiện tại. Chị Tí với hàng nước bên cái móc gánh nhưng không biết bán cho ai.

Khá hơn đôi chút là hàng bác phở Siêu, nhưng đó cũng chỉ hé lên một mảng ánh sáng đèn dầu leo lét. Thế mà với cuộc sống ở phố huyện nghèo này thì hàng của bác vẫn là một thứ “xa xỉ”.

Cảnh của phố huyện thật là tiêu điều xơ xác. Cuộc sống của những con người ở đó thì mòn mỏi, nặng nề. Mọi hoạt động như để chống chọi lại với sự nghèo nàn khốn khó nhưng tất cả chỉ lâm vào bế tắc. Hoàn cảnh đó thường sản sinh ra những con người quái đản, đó là bà cụ Thi “hơi điên”, với tiếng cười khanh khách đi vào bóng đêm. Cụ Thi điên là chứng tích của sự sa sút về cuộc sống, một biểu hiện tiêu biểu cho quá trình tìm tòi lối thoát trong tuyệt vọng. Sự xuất hiện của nhân vật cụ Thi “hơi điên” càng làm cho nhân vật truyện ngắn Hai đứa trẻ thêm cụ thể, sinh động, tạo cho bức tranh cuộc sống trở nên ngột ngạt.

Cảnh chiều tàn nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là một góc thu nhỏ của xã hội cũ. Ở đó những số phận con người được hiện lên rõ ràng nhất. Tất cả tập hợp lại trong một không gian chật hẹp và tăm tối.

Thông qua phần đầu của truyện, nhà văn Thạch Lam đã tái hiện lại bối cảnh cuộc sống của những năm trước Cách mạng tháng Tám. Bằng việc phác họa cảnh phố huyện ngày tàn, truyện ngắn Hai đứa trẻ đã chứng tỏ nhà văn am hiểu sâu sắc cuộc sống tù túng của người nông dân lao động, đồng thời lên tiếng bảo vệ quyền sống và sự công bằng cho xã hội thời bấy giờ.

Với bút pháp tả cảnh đạt đến chuẩn mực truyện mang âm hưởng của một bài thơ trữ trình nhưng gợi cảm xúc buồn man mác. Nghệ thuật miêu tả cộng với niềm cảm hứng lãng mạn được tác giả sử dụng đã đưa truyện ngắn này xứng đáng với những tác phẩm xuất sắc cùng thời.

Đáng quý là trong cái cảnh chiều tàn ấy, tình cảm con người vẫn còn chưa tàn tạ. Dù không khấm khá hơn, nhưng Liên vẫn mong có tiền để đưa cho những đứa trẻ lam lũ đang tìm kiếm những vật rơi rớt lại sau phiên chợ tiêu điều. Liên không chỉ thương mình và An mà còn hướng đến cả bao số phận cơ cực khác. Tất cả những con người trong phố huyện này, từ mẹ con chị Tí, ngày nào cũng như ngày nào quẩn quanh với những công việc chẳng có gì khác là ban ngày đi bắt tép, tối về dọn quán bán nước cho mấy chú lính tuần, cho đến hàng phở Siêu leo lét ngọn đèn dầu, bà cụ Thi “hai điên” với tiếng cười khanh khách... Tất cả chỉ nói lên cái mòn mỏi của cuộc sống nơi phố huyện mà chưa phải là những gì tha hóa, khiến con người phải độc ác.

Thạch Lam không phải là nhà văn hiện thực phê phán như Nam Cao hay Ngô Tất Tố, nên ngòi bút của ông không khai thác cái trần trụi của cuộc đời lam lũ. Mặc dù thế, trong số các tác phẩm rất đỗi tinh tế là truyện ngắn Hai đứa trẻ này, Thạch Lam đã gián tiếp phản ánh và tố cáo cái xã hội ngột thở, tù đọng, trong đó, cuộc sống con người đang mất hết ý nghĩa, đang bị dồn đến chân tường bế tắc. Và từ thực tế ấy, tác giả đã chuẩn bị cho đoạn tiếp theo miêu tả cái khát vọng được đi xa, mơ hồ, kín đáo trong hình ảnh chuyến tàu đêm với tâm trạng háo hức của hai đứa trẻ.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích cảnh phố huyện ngày tàn trong phần đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?