A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Thuật Hoài
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Chưa rõ bài thơ viết năm nào nhưng có lẽ vào khoảng cuối năm 1284, khi cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 đến gần.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Bố cục:
- Hai câu đầu: Vẻ đẹp con người với tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ, khí thế hào hùng
- Hai câu cuối: Ước vọng hoài bão của người tráng sĩ đời Trần
- Phân tích
- Hai câu thơ đầu: Vẻ đẹp con người với tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ, khí thế hào hùng
- Mở đầu bài thơ bằng cụm động từ “hoành sóc”: Tư thế cắm ngang ngọn giáo vẽ nên nét đẹp ngang tàng, oai phong lẫm liệt của một tráng sĩ xung trận, sẵn sàng chiến đấu:
- Người tráng sĩ ấy, vị tướng quán ấy đã chinh chiến triền miên, dãi dầu gian khó để bảo vệ giang sơn đã mấy thu rồi.
- Liên hệ: hình ảnh người tráng sĩ trong Chinh phụ ngâm: “Múa gươm rượu tiễn chưa tàn – Chí ngang ngọn giáo cào ngàn hang beo”. Hình ảnh người tráng sĩ càng đẹp hơn khi đạt trong khung cảnh bừng bừng khí thế tiến công cua một đội quân dũng mãnh muốn át cả trời sao (ba quân khí mạnh…)
- Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu): Tì là loài thú lai giống cọp và beo (theo truyền thuyết), hổ là cọp. Tam quân tì hổ ý nói ba quân có sức mạnh vô địch. Khí thôn ngưu ngụ ý quân đội bừng bừng khí thế chiến đấu và chiến thắng.
- Lời thơ ước lệ, hào tráng, hình ảnh kì vĩ, toát lên khí thế ngất trời của quân đội đời Trần qua ba lần chiến thắng bọn xâm lược Mông Nguyên.
- Hai câu thơ đầu đã phác họa nên một bức tranh hoành tráng về một thời oanh liệt với một giọng điệu thật hào hùng. Đó chính là âm hưởng vang vọng của hào khí nhà Trần.
- Hai câu thơ cuối: Ước vọng, hoài bão và quan niệm về công danh của người tráng sĩ đời Trần
- Nam nhi vị liễu công danh trái (Công danh nam tử còn vương nợ): Công danh là sự nghiệp và tiếng tăm. Trong thời phong kiến, kẻ làm trai rất coi trọng công danh, tức là phải lập sự nghiệp ích quốc lợi dân (công) để lưu lại tiếng thơm cho hậu thế (danh). Cho nên, công danh xem như món nợ đối với người trai: “Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,/Không công danh thà nát với cỏ cây.” (Nguyễn Công Trứ)
- Câu thơ thể hiện ý chí và khát vọng thật cao đẹp: muốn được cống hiến cao nhất, muốn làm tròn sứ mệnh của đấng nam nhi.
- Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu): Hoài bão của người trai càng cao đẹp hơn mà người đọc bắt gặp ở đây là một nhân cách lớn lao: một con người “cắp ngang ngọn giáo”, xông ra giữa trận tiền chống giặc suốt mấy thu rồi không nhớ nữa. Thế mà vẫn nghĩ mình chưa làm tròn trách nhiệm, còn nợ với non sông, đất nước; vẫn thấy “thẹn” khi nghĩ mình công danh vẫn chưa bằng được Vũ Hầu.
- Gia Cát Vũ Hầu được xem là một bậc tuyệt tri trong thời Tam Quốc, đầy tài năng thao lược, đã giúp Lưu Bị dựng nên nhà Thục Hán, công danh xếp vào bậc nhất thiên hạ. Phạm Ngũ Lão có thể tự thấy mình còn thua kém Gia Cát Lượng về công danh sự nghiệp. Cũng có thể hiểu “thẹn” là cách nói thể hiện khát vọng, hoài bão muốn sánh ngang với Vũ Hầu.
- Cái “thẹn” ấy cao đẹp và quý giá biết chừng nào! Đó là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Nỗi thẹn ấy giúp cho con người ta biết vươn tới lẽ sống cao cả hơn.
- Hai câu thơ cuối bộc lộ nỗi niềm, khát vọng của người làm tướng và những boăn khăn trăn trở về trách nhiệm của kẻ làm trai giữa thời đại
- Hai câu thơ đầu: Vẻ đẹp con người với tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ, khí thế hào hùng
c. Kết bài
- Nhận xét, đánh giá chung (Bài thơ thể hiện tấm lòng và ý chí của Phạm Ngũ Lão, đồng thời tiêu biểu cho tư tưởng và tình cảm của lớp người cùng thế hệ với ông, thế hệ làm nên hào khí Đông A)
- Cảm nghĩ của cá nhân và mở rộng vấn đề
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Ông đã có công giúp cho hưng đạo đại vương biết bao nhiêu trận thắng cùng những chiến công lẫy lừng bảo vệ tổ quốc bình yên độc lập, dẹp yên lũ cướp nước. Có thể nói ông giống như một cánh tay đắc lực cho Hưng Đạo Đại vương vậy. tuy nhiên chúng ta không chỉ biết đến ông với tư cách là một vị danh tướng mà còn biết đến ông với tư cách là một nhà thơ. Nhắc đến ông là ta nhớ ngay đến bài thơ thuật hoài – một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông cũng như chủ nghĩa anh hùng yêu nước, khí thế của quân dân nhà Trần.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một bài thơ chỉ có bốn câu thơ thì tác giả làm thế nào để thể hiện hết quan điểm, tình yêu đất nước, trung quân được? Thế nhưng, Phạm Ngũ Lão đã rất tài năng khi chỉ qua bốn câu thơ ấy mà truyền đạt tới moi người những quan điểm tư tưởng của một con người của trời đất của vũ trụ, của một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, đồng thời tác giả còn thể hiện chủ nghĩa anh hùng yêu nước của bản thân qua những quan niệm của đại đa số những danh tướng yêu nước trung thành hồi bấy giờ.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Thu vịnh” từng bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào Tiềm – một danh sĩ cao khiết đời Tấn. Đó là nỗi thẹn của người có nhân cách. Trong bài Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa trả xong nợ nước. Đó là nỗi thẹn có giá trị nhân cách. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí, vừa đề cao cái tâm của con người Việt Nam đời Trần. Đó chính là con người hữu tâm trong thơ ca trung đại Việt Nam.
Tóm lại bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được quan niệm về con người trong văn học phương Đông. Hình ảnh tráng sĩ – con người Việt Nam đời Trần vừa mang tầm vóc vũ trụ, vừa có ý thức, trách nhiệm cộng đồng, vừa lắng sâu một nỗi lòng cao cả. Nói cách khác ba kiểu con người: con người vũ trụ, con người cộng đồng và con người hữu tâm đồng hiện, hài hoà. Chính ý thức trách nhiệm với đất nước (con người cộng đồng) nên sẵn sàng xông pha cứu nước với tư thế và tầm vóc lớn lao (con người vũ trụ) và luôn biết nghĩ suy, khát vọng (con người hữu tâm)… Dáng đứng Việt Nam, con người Việt Nam đời Trần cao đẹp làm sao!
Vừa rồi là tài liệu Phân tích bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão. Chúng tôi mong rằng với tài liệu trên các em sẽ có được những kiến thức bổ ích và thú vị, có thêm một tài liệu hay.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)