1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” và anh thanh niên.
- Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý.
- “Lặng lẽ Sa Pa” là truyện của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
b. Thân bài
- Hình ảnh xuất hiện của anh thanh niên
- Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác.
- Công việc thực hiện
- Anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống 1 mình trên đỉnh núi Yên Sơn, trên trạm khí tượng ở đây.
- Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.
- Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh.
- Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,….
- Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện.
- Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.
- Phong cách sống đẹp
- Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác:
- Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con người.
- Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó), đức tính khiêm nhường.
- Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp
- Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác:
- Ý nghĩa công việc của anh thanh niên
- Sống cống hiến cho con người, đất nước; mang lại niềm hạnh phúc niềm vui cho con người
- Cuộc sống giản dị nhưng cao đẹp của một con người.
- Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sapa”
- Một người yêu công việc, yêu đất nước
- Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc
Bài văn mẫu
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 01
Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý. “Lặng lẽ Sa Pa” lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai được rút trong tập “Giữa trong xanh” của Nguyễn Thành Long. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi hết lòng vì tổ quốc, có trái tim nhân hậu cao đẹp. Bằng cảm hứng hiện thực và trữ tình nhà văn đưa ta đến với Sa Pa – thành phố trong sương của miền Tây Bắc đẹp như một huyền thoại từ cảnh sắc đến những con người rất đáng yêu. Nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng thủy văn chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. Anh thanh niên mà Nguyễn Thành Long xây dựng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc
“Lặng lẽ Sa Pa” mang cốt truyện đơn giản xoay quanh một tình huống bất ngờ trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Truyện có một chất thơ bàng bạc từ khung cảnh thiên nhiên đến tâm hồn con người. Nhân vật anh thanh niên được hiện lên chủ yếu qua điểm nhìn của ông học sĩ bác lái xe. Cuộc gặp gỡ chưa đấy 30 phút nhưng cũng đủ để các nhân vật ghi lại trong ấn tượng của mình bức chân dung vè người thanh niên mới xã hội chủ nghĩa.
Sa Pa đẹp và đầy chất thơ, mảnh đất Lào Cai là một tỉnh thuộc Tây Bắc của Tổ quốc vậy mà mảnh đất ấy không hề hoang vu trái lại rất hữu tình và rất tráng lệ. Khi xe vừa lên dốc, trạm dừng chân là con suối trắng xóa. Sa Pa với những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông như dẫn hồn du khách lạc vào miền đất đẹp kì thú…Đó là nền thiên nhiên để con người nổi lên với tình yêu tổ quốc và hết mình cống hiến cho đất nước. Con người Sa Pa với sự say mê cống hiến lặng lẽ được khắc họa qua hình ảnh anh thanh niên mang vẻ đẹp trong cách sống trong tâm hồn trong suy nghĩ.
Anh thanh niên qua điểm nhìn của ông họa sĩ là một anh thanh niên vô danh 27 tuổi, tốt nghiệp ra trường xung phong trở về quê hương làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m
“một trong những người cô độc nhất thế gian”.
Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” góp phần phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao ý chí nghị lực rất lớn: “Rét, rét lắm bác ạ! Ở đây có cả mưa tuyết nữa đấy”. Nhưng gian khổ nhất là anh phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm không một bóng người. Cuộc sống tuy gian khổ nhưng anh đã tự tạo cho mình một cuộc sống nề nếp phong phú: trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. Thỉnh thoảng xuống núi anh tìm gặp bác lái xe cùng khách qua đường thăm hỏi giúp đỡ để vơi bớt đi nỗi cô đơn nỗi nhớ người. Anh đã biết làm chủ mình sống có ích cho đời và anh rất vui sướng khi một lần nhờ anh góp phần phát hiện một đám mây khô nên quân ta hạ được bao nhiêu phản lực, anh thấy: “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”.
Anh không chỉ đáng yêu trong cách sống mà còn rất đáng yêu trong suy nghĩ. Với anh quan niệm về người cô độc rất đơn giản:
“Khi ta làm việc ta với công việc là đôi huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”.
Rõ ràng cuộc sống của anh không còn buồn tẻ và cô đơn vì anh còn có một nguồn vui khác là công việc. Và anh tâm sự với cô kĩ sư: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện nghĩa là sách ấy mà”. Anh coi những cuốn sách như những người bạn quý để có bạn trò chuyện. Khi giải thích về nỗi nhớ người của mình thì anh cho rằng “người thì ai mà chả thèm? Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu mình vì ai mà làm việc?”. Anh không phải người đặc biệt nhưng nỗi nhớ người nhớ nhà anh đã cố dồn nén để hoàn thành nhiệm vụ góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Viết đến đây, ta lại nhớ đến bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân. Nhân vật trữ tình trong bài thơ của của anh cũng là một người anh hùng "không một tấm hính, không một dòng địa chỉ" mà tác giả gọi bằng cái tên chung – Anh giải phóng quân. Những con người của đất nước đó đã gặp nhau ở đức tính hi sinh quên mình chăng? Những con người anh hùng vô danh ấy đã "ngày đêm làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước" một cách thầm lặng, không chút ồn ào khoa trương. Họ làm việc, công tác rất sôi nổi hang hái nhưng không lên gân, tâm hồn họ đẹp đẽ và trong sáng nhưng không đơn giản. Trong Lặng lẽ Sa Pa ta thấy họ là cả một tập thể: người bạn ở đỉnh núi Phanxipang, ông kĩ sư, người cán bộ khoa học. Qua thân thế, cuộc đời của một con người bình thương từ quần chúng mà ra ấy, nhà văn đã phản ánh được tư tưởng mới của thời đại Cách mạng chúng ta. Vì thế, nhân vật ấy trở thành điển hình và có tác dụng giáo dục mạnh mẽ.
Mặt khác, các nhân vật trong tuyện từ bác lái xe, đến ông họa sĩ già, cô gái trẻ đều góp phần làm cho hình ảnh anh thanh niên được sinh động và đậm nét hơn. Bác lái xe xuất hiện chỉ có tác dụng dẫn dắt giới thiệu nhân vật chunhs nhưng chính lời nói của bác lại gây sự chú ý, hứng thú cho người đọc. Ông họa sĩ già với niềm say mê và sự suy tư trầm lắng trước sự xuất hiện bất ngờ của một đối tượng nghệ thuậ, mà bao lâu ông khó nhọc tìm kiếm, đã đem đến cho hình tượng anh thanh niên một vẻ đẹp hồn nhiên chân thật mà cũng hết sức độc đáo.
Đặc biệt, cuộc gặp gỡ bất ngờ của cô kĩ sư nông nghiệp với anh cán bộ khsi tượng trẻ tuổi. Cô gái bàng hoàng khi đột nhiên khám phá trên mấy trang sách đọc dở của anh cuộc sống tinh thần tuyệt đẹp.
Những nét miêu tả tinh tế của tác giả về tâm tư, dáng điệu cử chỉ góp phần tô điểm thêm một cách ý nhị, duyên dáng cho bức chân dung của nhân vật chính.
Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa pa” không có nhân vật tiêu cực nhưng không phải vì thế mà tác phẩm kém giá trị hiện thực. Nhân vật của Nguyễn Thành Long gần gũi, quen thuộc với chúng ta vì tính cách nhân vật được bộc lộ qua những quan hệ thường ngày, qua những nỗi niềm, tâm sự, suy nghĩ ... chứ không qua những biến cố, sự kiện ồn ào.
Những thắng lợi và thất bại, niềm vui sướng và sự đau xót, cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới ... ngày nay đang diễn ra xáo động, rạo rực đêm ngày. Những mầm mống, những yếu tố mới, những hi vọng mới cứ kế tiếp nhau ngày càng nảy nở. Đó là cảm nghĩ của chúng ta sau khi đọc xong những trang cuối cùng câu chuyện. Những con người rõ nét, xinh đẹp say sưa lao động nhiệt tình, yêu cuộc sống hiện lên trong sách. Những hình tượng thu hút trí tưởng tượng và tình cảm của ta, làm ta thiết tha yêu mến và đồng tình, mong muốn noi gương sống như những con người đó.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu phân tích nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Tài liệu giúp các em thuận lợi trong quá trình nắm vững kiến thức, cũng như là có cái nhìn khái quát hơn về hình tượng nhân vật anh thanh niên với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng trân trọng. Anh thanh niên đại diện cho những con người rõ nét, xinh đẹp, say sưa lao động nhiệt tình, yêu cuộc sống hiện lên trong sách. Những hình tượng thu hút trí tưởng tượng và tình cảm của ta, làm ta thiết tha yêu mến và đồng tình, mong muốn noi gương sống như những con người đó.
--- MOD Ngữu văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)