1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, bài thơ và hình ảnh “Đầu súng trăng treo”
- Giới thiệu qua về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một tuyệt phẩm ca ngợi hình ảnh người lính nơi chiến trường.
- Trong đó, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” có sức gợi tả vô cùng độc đáo. Nó hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp vừa mang nét oai hùng, vừa lãng mạn trữ tình.
b. Thân bài
- “Đầu súng trăng treo” - đó là một hình ảnh tả thực: Một bức tranh tả thực và sinh động
- Giữa núi rừng heo hút “rừng hoang sương muối” giữa đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng giữa bầu trời.
- Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh nhưng ta liên tưởng nhiều điều.
- Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiến đấu sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng toả ngời trên đỉnh núi.
- “Đầu súng trăng treo” - hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát
- Súng và trăng kết hợp với nhau:
- Súng tượng trưng cho chiến đấu, trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc.
- Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến.
- Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường, trăng là hình ảnh người thi sĩ.
- Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia.
- Súng và trăng kết hợp với nhau:
→ Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng trưng cho tư thế lạ quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.
- “Đầu súng trăng treo” - một phát hiện đầy lí thú, một quan sát tinh tế, thể hiện một tâm hồn lãng mạn của người lính trong gian khổ, hiểm nguy vẫn mở lòng trước thiên nhiên
- Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” còn gợi lên những liên tưởng phong phú: thực tại chiến tranh gian khổ và tâm hồn cao đẹp của người lính, sức mạnh của tình đồng đội, chất chiến sĩ và thi sĩ, những gian khổ và khát vọng về đất nước hoà bình,…
- Khái quát hơn là biểu tượng của chất hiện thực và lãng mạn của nền thơ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
c. Kết bài
- Tác giả Chính Hữu đã vẽ lên một bức tranh bằng thơ, vô cùng tinh tế, có sức lan tỏa vô cùng to lớn, lấy cái lãng mạn, để làm tăng sự khắc nghiệt của thực tế.
- Bài thơ “Đồng chí” là một bài thơ hay của tác giả Chính Hữu, trong đó hình ảnh thành công nhất của bài thơ chính là đã xây dựng được đó chính là hình ảnh “đầu súng trăng treo”.
Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận văn học cảm nhận về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Gợi ý làm bài
Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến. Chiến tranh là chất liệu làm nên nét chân thực, dữ dội và không kém phần lãng mạn trong những vần thơ ông viết. “Đồng chí” là bài thơ sáng tác trong thờ kì đất nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Hình ảnh người lính được khắc họa đậm nét và đầy ấn tượng. Sự khốc liệt của chiến tranh vẫn khiến cho thơ ông có sự mềm mại và trữ tình. Hình ảnh “đầu súng trắng treo” cuối bài thơ tiêu biểu cho khuynh hướng đó.
Bao trùm lên bài thơ “Đồng chí” là hình ảnh người lính cụ hồ hiên ngang, bất khuất, vượt qua mưa gió bão bùng, sự gian khổ và khắc nghiệt của thời tiết để hướng về phía trước. Cuộc sống nhọc nhằn, thiếu thốn vẫn không thể đánh gục những con người vì dân vì nước như vậy.
Giữ rừng hoang sương muối bao phủ lấy, hình ảnh “đầu súng trăng treo” như một nét chấm phá tuyệt đẹp. Nó hiện lên trong trang viết của Chính Hữu như một bức tranh:
“Đêm nay rừng hoang sương muối lạnh
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Nếu như ở hai câu thơ trên tái hiện lại sự khắc nghiệt, gian khổ của địa hình và thời tiết thì câu thơ thứ ba, duy nhất chỉ có trăng và súng lại rất thơ mộng và lãng mạn. Có lẽ đây chính là dụng ý của tác giả khi viết bài thơ này.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Đấy chính là chất liệu lãng mạn nổi bật trên hiện thực khắc nghiệt. Đây thực sự là một hình ảnh đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả. Người lính vẫn sẵn sàng canh gác bảo vệ tổ quốc, mũi súng hướng lên trời mà tác giả cứ ngỡ súng chạm vào trăng. Một nét điểm xuyết chấm phá tạo nên bức tranh đối lập nhưng vô cùng hài hòa và đầy tinh tế.
Những người lính có tuổi đời còn rất trẻ, họ có lý tưởng sống và cống hiến cho đất nước nhưng họ cũng ấp ủ những ước mơ bé nhỏ, một tình yêu bé nhỏ hay bóng dáng người con gái nào đó. Trong lòng họ vẫn luôn giữ được sự lạc quan, tin tưởng và sự lãng mạn đáng trân trọng. Chiến tranh khắc nghiệt nhưng không để nó làm trái tim người lính chai lì mới thực sự là điều đáng quý.
Bởi vậy mới có thể thấy rằng “đầu súng trăng treo” dường như lan tỏa thứ ánh sáng dịu nhẹ của ánh trăng xuống cánh rừng, lan vào lòng người lính sự mát dịu, trong lành nhất.
Nếu như Elsa Trioslet – nữ văn sĩ Pháp có nói “Nhà văn là người cho máu” thì tôi hãnh diện nói với văn sĩ rằng: Chính Hữu đã cho máu để tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng chiến của chúng ta. Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi - những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc Hoà Bình vì hình ảnh “đầu súng trăng treo” mà nhà thơ đã gởi vào đó bao nhiêu khát vọng nay đã thành hiện thực. Chính Hữu đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh “đầu súng trăng treo” ám ảnh tâm trí người đọc như thế này. Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh này còn neo đậu mãi.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Thuận lợi cho các em trong quá trình nắm vững kiến thức, cũng như là có cái nhìn khái quát hơn về hình ảnh "đầu súng trăng treo". Đấy chính là chất liệu lãng mạn nổi bật trên hiện thực khắc nghiệt. Đây thực sự là một hình ảnh đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả. Người lính vẫn sẵn sàng canh gác bảo vệ tổ quốc, mũi súng hướng lên trời mà tác giả cứ ngỡ súng chạm vào trăng. Một nét điểm xuyết chấm phá tạo nên bức tranh đối lập nhưng vô cùng hài hòa và đầy tinh tế.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)