Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục - Mô-li-ê

Bài giảng dưới đây giúp các em thấy được: Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục đã khắc họa một tính cách lực cười của một vị trưởng giả học làm sang. Ngoài ra giúp các em hiểu tài năng xây dựng một bản kịch sinh động.  

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Mô-li-e

  • Tên: Mô - li - e (1622 - 1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp.
  • Là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng,...
  • Ông là một diễn viên, thường đóng vai chính trong các vở kịch của mình.

b. Tác phẩm Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục

  • Trích trong vở kịch 5 hồi "Trưởng giả học làm sang" thuộc hồi 2, lớp 5.

c. Bố cục

Vở kịch được chia làm 2 cảnh

  • Cảnh 1: Ông Giuốc - đanh và bác phó may.
  • Cảnh 2: Ông Giuốc - đanh và bác thợ phụ.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Trước khi ông Giuốc - đanh mặc lễ phục

  • Thái độ: Sắp phát khùng vì:

  • Bộ lễ phục mang đến chậm.

  • Đôi bít tất chật, dễ rách.

  • Đôi giày khiến ông đau chân.

→ Thích ăn diện mà không có kinh nghiệm.

  • Tính cách: thích khoe khoang, học đòi.
  • Hậu quả:
    • Bộ lễ phục bị may ẩu, bị ăn bớt vài mét, đơm hoa ngược.
    • Bít tất chật, đứt hai mắt.
    • Giày chật làm đau chân.

→ Đáng cười vì giàu mà dốt. Học là sang nhưng thực chất không đáng được thế.

b. Sau khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục

Thợ phụ Ông Giuốc - đanh

Tôn xưng: ông

Sung sướng, tưởng lớn → cụ lớn → đức ông. (Phép tăng cấp).

 

→ Hiểu được tâm lí Giuốc đanh. Mục đích: moi tiền.

Sung sướng tưởng mình trở thành quí phái.

Liên tục thưởng tiền.

Mua danh hão bằng tiền.

→ Thích sang trọng, háo danh, ưa nịnh, dốt nát.

→ Hài hước, châm biến, xây dựng hai loại người với nét tâm lí khác nhau.

  • Thái độ của tác giả:
  • Căm ghét lối sống trưởng giả học đòi làm sang.
  • Có tài phát hiện và trình bày những hiện tượng lố bịch của người đời.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Kể về việc ông Giuốc - đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học là sang của tầng lớp trưởng giả.
    • Nghệ thuật

      • Khắc họa tài tính tính cách lố lăng của nhân vật qua lời nói, hành động.
      • Dựng nên lớp hài kịch gắn liền với mâu thuẫn thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

ĐềDựa vào bài Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục các em hãy phân tích trang phục và văn hóa học sinh hiện nay.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Người xưa có câu: "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân".
  • Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.
  • Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết, là quan trọng hơn hết.

2. Thân bài

  •  Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục.
    • Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.
    • Góp phần thể hiện nhân cách con người.
    • Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
  • Nhận định về trang phục đẹp.
    • Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.

    • Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp .

    • Trang phục thể hiện tính cách:

      • Trang phục đơn giản? Người giản dị, không cầu kì.

      • Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

  • Quan điểm về đồng phục học sinh.
    • Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.
    • Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.
    • Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường
  • Về đồng phục áo dài của nữ sinh.
    • Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh.
    • Không gì đẹp mắt cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường.
    • Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.
  • Khẳng định về trang phục đẹp.
    • Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.
    • Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.
    • Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người.
    • Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

3. Kết bài

  • Việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống.

3. Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục

Mô-li-e được coi là nhà viết kịch có nhiều tác phẩm đạt đến mức cổ điển của thế giới. Vở kịch "Trưởng giả học làm sang" là một tác phẩm nổi tiếng của ông, trong đó trích đoạn "Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục" là một trích đoạn tiêu biểu. Để nắm được nội dung của đoạn trích này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục.

4. Một số bài văn mẫu về Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục

Mod Ngữ văn sẽ cập nhật một số bài văn mẫu về bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục trong thời gian sớm nhất!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?