Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Các tác phẩm thơ Việt Nam đã học theo từng giai đoạn lịch sử.
- Tình mẫu tử, hình ảnh người lính và tình đồng đội trong các tác phẩm thơ thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9/
- Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ.
2. Hướng dẫn soạn bài Ôn tập về thơ
Câu 1. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ Văn 9 theo mẫu dưới đây.
Số TT | Tên bài thơ | Tác giả | Năm sáng tác | Thể thơ | Tóm tắt nội dung | Đặc sắc nghệ thuật |
1 | Đồng chí | Chính Hữu | 1948 | Tự do | Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. | Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. |
2 | Bài thơ tiểu đội xe không kính | Phạm Tiến Duật | 1969 | Tự do | Qua hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính, khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. | Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độ đáo ; giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ. |
3 | Đoàn thuyền đánh cá | Huy Cận | 1958 | Bảy chữ | Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển cả theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới. | Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng ; âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan. |
4 | Bếp lửa | Bằng Việt | 1963 | Kết hợp bảy chữ và tám chữ | Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. | Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận ; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà. |
5 | Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Nguyễn Khoa Điềm | 1971 | Chủ yếu là tám chữ | Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai. | Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến. |
6 | Ánh trăng | Nguyễn Duy | 1978 | Năm chữ | Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thủy chung. | Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng ; giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu. |
7 | Con cò | Chế Lan Viên | 1962 | Tự do | Từ hình tượng con còn trong những lời hát ru, ngợi co tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người. | Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao |
8 | Mùa xuân nho nhỏ | Thanh Hải | 1980 | Năm chữ | Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung. | Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca, hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo. |
9 | Viếng lăng Bác | Viên Phương | 1967 | Năm chữ | Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác | Giọng điệu trang trọng và tha thiết ; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc. |
10 | Sang thu | Hữu Thỉnh | Sau 1975 | Năm chữ | Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. | Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tính nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm. |
11 | Nói với con | Y Phương | Sau 1975 | Tự do | Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc. | Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa. |
12 | Mây và sóng | Ta-go | 1909 | Tự do | Qua lời trò chuyện của em bé với người mẹ, bài thơ thể hiện tình yêu vô hạn với mẹ và ngợi ca tình mẹ con. | Lời thơ mang giọng điệu và ngôn ngữ hồn nhiên của trẻ thơ, nhiều hình ảnh đẹp, giàu sức tưởng tượng và gợi cảm. |
Câu 2. Các tác phẩm thơ thống kê ở trên đều là thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn dưới đây.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1946)
Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 - 1975)
Giai đoạn từ sau năm 1975.
Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm con người.
- 1945 - 1954: Đồng chí.
- 1955 - 1964: Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, con cò.
- 1965 - 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
- Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, qua nhiều giai đoạn.
- Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.
- Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.
- Nhưng điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc
- Tình cảm yêu nước, tình quê hương.
- Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.
- Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.
Câu 3. Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.
- Ba bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng đều có điểm chung là đề cập đến tình mẹ con, đều ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Nhưng nội dung tình cảm, cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt:
- Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền tây Thừa Thiên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Bài thơ Con cò: từ hình tượng con cò trong ca dao, tác giả ca ngợi tình mẹ. Ý nghĩa của bài thơ vì thế mà được nâng lên cao hơn, sâu sắc hơn.
- Bài thơ Mây và sóng hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của em bé. Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ, trên cuộc đời này.
- Cách thể hiện ở ba bài thơ cũng có điểm gần gũi đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của em bé nói với mẹ.
Câu 4. Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.
-
Ba bài "Đồng chí", "Bài thơ tiểu đội xe không kính", và "Ánh trăng" đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn, nhưng mỗi bài lại kết thúc những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau.
-
"Đồng chí": Người lính thời đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, xuất thân từ nông dân, tình đồng chí, đồng đội trên cơ sở chung cảnh ngộ → vẻ đẹp và sức mạnh đồng chí
-
"Bài thơ tiểu đội xe không kính": Hình ảnh người lái xe tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ: dũng cảm, lạc quan, ý chí chiến đấu.
-
"Ánh trăng": suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố hoà bình
⇒ Gợi kỉ niệm, nhắc nhở đạo lí nghĩa tình, thủy chung
Câu 5. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cú (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).
-
Đồng chí: chủ yếu là bút pháp hiện thực, hình ảnh "đầu súng trăng treo" cuối bài có tính lãng mạn nhưng cũng xuất phát từ tính hiện thực (tác giả bắt gặp trong đêm phục kích chờ giặc)
-
Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp lãng mạn tượng trưng là chủ yếu
-
Tiểu đội xe không kình: sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể, chi tiết từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác và sinh hoạt của người lái xe.
-
Ánh trăng nguyễn Duy tuy có đưa vào nhiều hình ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.
Câu 6. Phân tích một khổ thơ mà em đã được học
Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng của con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mùa thu của dân tộc 1 cái nhìn mới mẻ. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Những vẫn thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" được ông sáng tác cuối năm 1977.
Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu.
Không như những nhà thơ khác, cảm nhận mùa thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá vàng rơi xào xạc. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu với 1 hương vị khác: hương ổi.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
"Bỗng nhận ra" là 1 trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vô tình, sửng sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi. "Phả" là 1 động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian: "hương ổi", một mùi hương không dễ nhận ra, bởi hương ổi không phải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là một mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.
Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân.
"Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. "Chùng chình" là sự quãng ngắt nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chính là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu. "Hình như" là một từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thản thốt. Không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là 1 chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người Việ Nam, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào một cách hết sức tự nhiên.
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Ôn tập về thơ.
3. Hỏi đáp về bài Ôn tập về thơ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Cảm thụ về tình mẫu tử trong hai câu Con dù lớn vẫn là con của mẹ...
trình bày cảm thụ của em về tình mẫu tử từ hai câu thơ sau ( 12 - 15 câu )
" Con có lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con "
giúp mình nha tick cho
-
Ghi lại những câu thơ có từ trăng trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
a, ghi lại những câu thơ có từ trăng trog đòng chí và BTVTĐXKK
b, so sánh 2 từ trăng trong hai bài thơ.
-
Nhân vật trong đoạn Vân xem trang trọng khác vời...là ai
Hai đoạn sau nói về ai và dùng phép tu từ gì?
1. Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
2. Kiều càng sắc sảo mặn mà
So về tài sắc lại là phần hơn
Làn thu hủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xinh
-
Cảm nhận về những câu thơ Ta làm con chim hót
cảm nhận của em về những câu thơ:
a) Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
b) Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
-
Chất đường thi trong thơ Đường
chất đường thi trong thơ