Qua bài học giúp các em nhớ lại những kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ Hán Việt và các phép tu từ đã học: thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ. Các em cần nắm vững kiến thức, công dụng để áp dụng vào làm bài tập về các phép tu từ trong sách giáo khoa.
Tóm tắt bài
1.1. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm
a. Từ đồng nghĩa
- Khái niệm
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
-
Các loại từ đồng nghĩa
-
Đồng nghĩa hoàn toàn: Trái - quả ; bông - hoa
-
Đồng nghĩa không hoàn toàn: Chết - hi sinh
-
b. Từ trái nghĩa
-
Khái niệm
-
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
-
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
-
- Ví dụ: Sống – chết ; tươi – héo ; tươi – ươn ; già – trẻ ; già – non;…
c. Từ đồng âm
-
Khái niệm
-
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
-
- Ví dụ: Bò (con bò) – bò (em bé bò).
1.2. Các phép tu từ
a. Điệp ngữ
- Khái niệm
- Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Các loại điệp ngữ
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ chuyển tiếp (còn gọi là điệp ngữ vòng)
b. Chơi chữ
- Khái niệm
- Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, ...
- Tác dụng: Làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
- Các lối chơi chữ: Sơ đồ
1.3. Thành ngữ
- Khái niệm
- Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ: Có thể suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tạo nên nó, nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng.
- Chức vụ cú pháp
- Có thể đảm nhiệm chức vụ cú pháp trong câu giống như thực từ
- Có thể làm phụ ngữ trong cụm từ.
2. Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo)
Để nắm vững những kiến thức về phần tiếng Việt, các em có thể tham khảo
bài soạn Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo).