Phần I - "Trồng trọt" gồm có 10 bài (6 bài lí thuyết và 4 bài thực hành). Thông qua bài Ôn tập phần I: Trồng trọt dưới đây sẽ giúp các em học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học. Trên cơ sở đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.
Tóm tắt lý thuyết
1. Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt ?
Hướng dẫn giải
-
Nhiệm vụ của trồng trọt :
-
Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
-
Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng),… làm thức ăn cho con người.
-
Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).
-
Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
-
Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.
-
-
Vai trò của trồng trọt
-
Cung cấp lượng thực,thực phẩm cho con người.
-
Ví dụ: gạo, bắp, khoai...
-
-
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
-
Ví dụ: trái cây...
-
-
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
-
Ví dụ: thóc, cám cỏ...
-
-
Cung cấp nông sản cho sản xuất.
-
Ví dụ: chè, cà phê, cao su...
-
-
Đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.
-
2. Đất trồng là gì ? Trình bay thành phân và tính chất chính của đất trồng ?
Hướng dẫn giải
-
Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản gồm 3 phần:
-
Rắn: gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ
-
Lỏng: là nước
-
Khí: gồm oxi nitơ và CO2
-
-
Tính chất: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, có độ chua, độ kiềm, và độ phì nhiêu
3. Vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp ?
Hướng dẫn giải
-
Vai trò phân bón trong nông nghiệp là bổ xung các chất cần thiết cho môi trường đất , nước , để cho cây trồng hút đủ dinh dưỡng trong đất , hoặc trực tiếp bón phân qua lá của cây trồng , không những làm cho cây trồng sinh sống mà còn để làm tăng năng suất và chất lượng của cây trồng,
-
Cách sử dụng dựa trên phương pháp 4 đúng
-
Đúng loại:
-
Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất.
-
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
-
Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
-
-
Đúng liều :
-
Bón đủ lượng cho từng giai đoạn sinh trưởng, khả năng chịu đựng của từng loại cây vì có loại ưa bón ít một chứ bón nhiều xót rễ nhưng có cây lại chịu được bón nhiều
-
-
Đúng lúc:
-
Là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần.
-
Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều.
-
Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
-
-
Đúng cách:
-
Ví dụ bón phân chuồng thì bón lót lúc sớm vùi sẵn hay trộn đều trong đất để có độ ẩm ổn định cho các vi sinh sinh sống và phát triển , không bón trên mặt đất phơi nắng vừa mất đạm vừ tiêu diệt các vi sinh vật.
-
Bón phân hóa học nên bón buổi chiều mát , đừng bón sát gốc cây mà bón hơi xa gốc để nước mưa hoặc nước tưới ngấm từ từ xuống phần rễ bên dưới , bón sát gốc quá độ đậm đặc của phân chưa hòa loãng làm cháy gốc thối gốc và các rễ nổi quanh gốc. Cho nên bón hóa học phải tưới nhiều nước nhiều lần 1 lúc cho phân loãng ra nếu mưa nhỏ cũng phải tưới lại , nhưng tốt nhất là hòa loãng phân vào nước tưới, khi tưới tất cả bộ rễ, lá , đều hấp thụ hết số phân không bị thất thoát và hại như rắc.
-
Còn phân bón lá thì xịt đều trên lá vào chiều mát , nhưng là đối với lá non , còn lá già thì không nên vì khi đó lá kém hấp thụ phân
-
-
4. Nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng ?
Hướng dẫn giải
-
Vai trò : Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.
-
Phương pháp :
-
Phương pháp chọn lọc
-
Đặc điểm: Chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt so sánh với giống ban đầu sau đó đem nhân giống sản xuất đại trà.
-
-
Phương pháp lai
-
Đặc điểm: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn lên đầu nhụy của cây mẹ → đem hạt cây mẹ gieo trồng → cây lai → đem nhân giống
-
-
5. Trình bày khái niệm về sâu, bệnh hại cây trồng và các biệp pháp phòng trừ ?
Hướng dẫn giải
-
Bệnh hại: là trạng thái không bình thường của cây do điều kiện sống bất lợi hoặc do vi sinh vật gây nên
-
Sâu hại: là loài động vật thuộc nghành chân khớp cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
-
Đầu có 2 đôi râu, bụng có 2 đôi cánh và đôi chân
-
-
Cách phòng trừ sâu, bệnh hại :
-
Trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt để.
-
Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt để.
-
-
Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ là:
-
Vệ sinh đồng ruộng
-
Làm đất
-
Gieo trồng đúng thời vụ
-
Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí
-
Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích
-
Sử dụng giống chống sâu, bệnh hại, cắt rạ sau khi gặt
-
Cắt cỏ xung quanh bờ
-
6. Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng ?
Hướng dẫn giải
-
Làm đất:
-
Làm cho đất tơi xốp.
-
Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng
-
Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
-
Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt
-
-
Bón phân lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.
7. Tại sao phải tiến hành kiểm tra ,xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp ?
Hướng dẫn giải
-
Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh.
-
Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật.
-
Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt.
-
Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.
-
Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng để loại những hạt bị sâu mọt trong quá trình bảo quản, phòng trừ sâu hại đang bám trên hạt giống hoặc tấn công hạt giống sau khi nẩy mầm, giúp hạt giống nẩy mầm mạnh, đều, nhanh
8. Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và trồng cây con?
Hướng dẫn giải
-
Gieo bằng hạt:
-
Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh
-
Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến
-
-
Trồng cây con:
-
Ưu điểm: ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu
-
Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn
-
9. Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc đối với cây trồng. Giải thích câu tục ngữ: "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn".?
Hướng dẫn giải
-
Tác dụng của các công việc:
-
Tỉa dặm cây: điều chỉnh mật độ khoảng cách của cây trồng hợp lý
-
Làm cỏ: diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
-
Vun xới: làm đất tơi xốp, hạn chế bốc mặn, bốc phèn và chống đổ
-
Tưới nước: cung cấp đủ nước và kịp thời để cây phát triển, sinh trưởng tốt
-
Tiêu nước: để cây khỏi bị chết, ngập úng khi thừa nước
-
-
Câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” có nghĩa là công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao thì phải phụ thuộc vào kĩ thuật chăm sóc cây. Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn.
10. Hãy nêu tác dụng của việc thu hoach đúng thời vụ ,bảo quản và chế biến kip thời đối với nông sản . Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào ?
Hướng dẫn giải
-
Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản
-
Bảo quản hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản
-
Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thơi gian sản phẩm
-
Ở địa phương : đã thực hiện thu hoạch đúng thời vụ kịp thời sau đó bảo quản và chế biến nông sản mà mình tạo ra .
11. Em hãy nêu tác hại của thuốc hoá học trừ sâu ,bệnh đối với môi trường ,con người và các sinh vật khác ?
Hướng dẫn giải
-
Đối với con người:
-
Khi ta ăn những loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu thì ta dễ bị ngộ độc thực phẩm trường hợp nặng lắm là dẩn tới tử vong.
-
-
Đối với động,thực vật tự nhiên:
-
Làm cho động vật bị ngộ độc.
-
Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc sử dụng, mua thuốc trừ sâu ko đúng cũng dẫn đến làm hư hại cây trồng. (Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến môt số loài động,thực vât trên thế giới bị tuyệt chủng)
-
-
Đối với môi trường:
-
Làm ô nhiễm đất
-
Ô nhiễm nước sông, nước ngầm
-
Lời kết
Sau khi học xong bài Ôn tập phần I: Trồng trọt , các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:
-
Củng cố, hệ thống được các kiến thức đã học về vai trò của trồng trọt và nhiệm vụ của trồng trọt, đất trồng, khái niệm, thành phần, biện pháp sử dụng , cải tạo và bảo vệ đất trồng, tác dụng, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
-
Có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 7 Ôn tập phần I và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Ôn tập phần I cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.
Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:
>> Bài trước: Bài 21: Luân canh, xen canh tăng vụ
Chúc các em học tốt!