Ôn tập làm văn (tiếp theo)

Qua bài học giúp các em nắm được nội dung cơ bản của 3 phần Tập Làm Văn. Biết cách vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài tập.

Tóm tắt bài

1.1. Những nội dung văn bản tự sự

  • Lớp 6:
    • Sự việt và nhân vật trong văn tự sự.
    • Ngôi kể và lời kể trong văn bản tự sự.
  • Lớp 8:
    • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
    • Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
  • Lớp 9:
    • Miêu tả trong văn tự sư.
    • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
    • Nghị luận trong văn bản tự sự.
    • Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
    • Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
    • Người kể chuyện trong văn bản tự sự.

→ Văn bản Tự sự - Ngữ văn 9 vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức và kĩ năng so với các lớp dưới.

1.2. Mối liên hệ giữa kiểu văn bản chính với các phương thức biểu đạt khác

STT Kiểu văn bản Mục đích chính
1 Tự sự Trình bày sự việc
2 Miêu tả Tái hiện sự vật, hiện tượng.
3 Biểu cảm Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
4 Nghị luận Trình bày một tư tưởng, quan điểm về một vấn đề trong cuộc sống.
5 Thuyết minh Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng trong đời sống.
6 Điều hành (hành chính, công vụ) Trình bày, kiến nghị, yêu cầu hoặc bày tỏ nguyện vọng giữa cá nhân - cá nhân, cá nhân - tập thể và ngược lại.

 

STT Kiểu văn bản chính Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự Miêu tả Nghị luận Biểu cảm Thuyết minh Điều hành
1 Tự sự   X X X X  
2 Miêu tả X     X X  
3 Nghị luận   X   X X  
4 Biểu cảm X X X      
5 Thuyết minh   X X      
6 Điều hành            

1.3. Mối quan hệ giữa kiến thức về kiểu văn bản tự sự - Tập làm văn với phần văn bản đọc - hiểu

Tự sự Miêu tả (Ví dụ: Cảnh ngày xuân)
Miêu tả nội tâm (Ví dụ: Kiều ở lầu Ngưng Bích)
Nghị luận (Ví dụ: Kiều báo ân báo oán, Lão Hạc)
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm (Ví dụ: Kiều ở lầu Ngưng Bích, Làng)
Nghị luận và miêu tả nội tâm: Lão Hạc
Người kể chuyện: Lặng lẽ Sa Pa.

1.4. Mối quan hệ giữa kiến thức và kĩ năng phần văn bản Đọc-hiểu và phần Tiếng Việt với bài văn tự sự

Văn bản tự sự
(Đọc-hiểu văn bản)

Cung cấp:

- Các đề tài.

- Cách kể chuyện đa dạng, sinh động.

- Cách dùng các ngôi kể.

- Người kể chuyện.

- Cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc.

Làm văn
tự sự
tốt hơn.
Tiếng Việt

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đối lập, so sánh, nhân hóa,...

- Cách dùng từ, đặt câu.

1.5. Mối quan hệ giữa kiểu văn bản tự sự - Tập làm văn với văn bản tự sự - Đọc hiểu phần Tiếng Việt

 

2. Soạn bài Ôn tập làm văn (tiếp theo)

 Để nắm được nội dung cơ bản của 3 phần Tập Làm Văn, các em có thể tham khảo
bài soạn Ôn tập làm văn (tiếp theo).

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?