CÁC LỰC CƠ HỌC
1. Lực hấp dẫn
1.1. Lực hấp dẫn
Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.
1.2 Định luật vạn vật hấp dẫn
Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tichshai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
\({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
Trong đó: \(G = 6,{67.10^{ - 11}}\frac{{N.{m^2}}}{{k{g^2}}}\) gọi là hằng số hấp dẫn.
Phạm vị áp dụng định luật:
- Khoảng cách giữa các vật rất lớn so với khoảng cách giữa chúng (chất điểm).
- Các vật đồng chất hình cầu. Khi đó r là khoảng cách giữa hai tâm.
1.3 Trọng lực. Công thức tính gia tốc trọng trường theo độ cao.
Trọng lực của một vật: là lực hấp dẫn giữa Trái đất và vật đó.
Trọng lực đặt tại một điểm đặc biệt của vật gọi là trọng tâm.
Độ lớn của trọng lực gọi là trọng lượng của vật
Công thức tính gia tốc trọng trường theo độ cao so với mặt đất
\(P = G\frac{{m.M}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}} = mg \to g = \frac{{G.M}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\)
với h là độ cao so với mặt đất, R là bán kính Trái đất.
Ở gần mặt đất ( \(\left( {h \ll R} \right):g = \frac{{GM}}{{{R^2}}})\)
2. Lực đàn hồi
2.1 Hướng và điểm đặt của lực đang hồi của lò xo
- Lực đàn hồi xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc với lò xo, làm nó biến dạng.
- Khi bị dãn, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của lò xo vào phía trong. Khi bị nén, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của lò xo vào phía trong ra ngoài.
2.2. Định luật Húc
Giới hạn đàn hồi
Lực lớn nhất tác dụng vào lò xo mà khi ngừng tác dụng lực, lò xo còn tự lấy được hình dạng, kích thước cũ gọi là giới hạn đàn hồi của lò xo.
Định luật Húc
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
\({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)
Trong đó:
+ k là độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo, phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và chất liệu của lò xo. Đơn vị của độ cứng là N/m.
+ \(\Delta l = \left| {l - {l_0}} \right|\) là độ biến dạng của lò xo; là chiều dài tự nhiên và chiều dài khi biến dạng của lò xo.
Khi lò xo bị dãn : \(\Delta l = l - {l_0}\) ;
Khi lò xo bị nén : \(\Delta l = {l_0} - l\).
3. Lực ma sát
3.1. Lực ma sát trượt
Khái niệm
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác, có tác dụng cản trở chuyển động của vật.
Đặc điểm về độ lớn
- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực
- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của các mặt tiếp xúc.
Công thức của lực ma sát trượt
\({F_{mst}} = {\mu _t}N\)
\({\mu _t}\): Hệ số ma sát trượt, không có đơn vị, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của các mặt tiếp xúc.
N: áp lực của vật lên bề mặt tiếp xúc.
3.2. Lực ma sát lăn
Xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác, có tác dụng cản trớ chuyển động của vật.
Lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt, nên khi ma sát trượt có hại, người ta thường dùng con lăn, ổ bi đặt xen vào giữa hai mặt tiếp xúc.
3.3. Lực ma sát nghỉ
Xuất hiện khi một vật đứng yên nhưng có xu hướng chuyển động.
Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với lực tác dụng theo phương song song với mặt tiếp xúc khi vật còn chưa chuyển động.
Lực ma sát nghỉ có một giá trị cực đại. Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn lực ma sát nghỉ cực đại thì vật sẽ trượt. Trong thực tế, lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.
Trên đây là toàn bộ nội dung Ôn tập kiến thức trọng tâm về Các lực cơ học môn Vật lý 10 năm 2019. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Chuyển động thẳng đều môn Vật lý 10
-
Bài tập Xác định vận tốc trung bình. Xác định các giá trị trong chuyển động thẳng đều
-
Phương trình chuyển động và Đồ thị toạ độ - thời gian của Chuyển động thẳng đều
Chúc các em học tập tốt !