Nước Đại Việt ta

Qua bài học giúp các em thấy được ý thức dân tộc đã phát triển tới trình độ cao và phần nào hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của áng văn thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo qua bài trích Nước Đại Việt ta.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Trãi

  • Tên: Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai
  • Quê quán: huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
  • Cuộc đời:
    • Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử lỗi lạc: nhà yêu nước vĩ đại, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
    • Ông là người văn võ toàn tài hiếm có, có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước nhưng kết cục cuộc đời vô cùng oan khốc, thảm thương.
    • Nguyễn Trãi có vai trò to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đến toàn thắng:
      • Ông là người đã dâng Bình Ngô sách (sách lược dẹp giặc Minh) với chiến lược công tâm nghĩa là tác động vào lòng người.
      • Ông là người thừa lệnh Lê lợi soạn thảo công văn, giấy tờ, thư từ giao thiệp với quân Minh, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc quân mưu.
      • Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo, khúc khải hoàn ca, tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

b. Tác phẩm Nước Đại Việt ta

  • Thể loại cáo Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.
  • Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, được viết theo thể văn tứ lục".

c. Bố cục

Bài cáo được chia làm 3 phần

  • Phần 1: 2 câu đầu khẳng định nguyên lí nhân nghĩa
  • Phần 2: 8 câu tiếp Chân lí độc lập
  • Phần 3: Còn lại thực tiễn lịch sử

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nguyên lí nhân nghĩa

  • Quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
    • Yên dân: giúp cho dân có cuộc sống yên ổn.
    • Trừ bạo: diệt trừ giặc Minh xâm lược.

→ Nhân nghĩa là yêu nước, chông giặc ngoại xâm.

b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt

  • Có nền văn hiến lâu đời. "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu".
  • Có lãnh thổ riêng "Núi sông bờ cõi đã chia".
  • Có phong tục riêng "Phong tục Bắc Nam cũng khác".
  • Có lịch sử riêng "Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương".
  • Vốn, đã lâu, đã chia,..: tính chất hiển nhiên, sẵn có của nước Đại Việt. Nềm độc lập dân tộc được khẳng định với nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ và chủ quyền rõ ràng.
  • So sánh nước Đại Việt bằng với kẻ thù: Quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc đó là điều đáng tự hòa của dân tộc ta với các dân tộc khác đặc biệt là với triều đại phong kiến phương Bắc. 

→ Khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

c. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc

Làm kẻ thù  phải thất bại thảm hại.

Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã bị giết, người bị bắt.

Tác giả lấy "chứng cớ còn ghi" để minh chứng cho sức mạnh chính, nghĩa, lòng tự hòa dân tộc.

→ Hậu quả của những kẻ xâm lược phi nghĩa làm trái mệnh trời.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi, về tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
    • Nghệ thuật

      • Viết theo thể văn biền ngẫu.
      • Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hòa.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Phân tích bài thơ Nước Đại Việt ta.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu vài nét về Nguyễn Trãi.

  • Vài nét về tác phẩm Bình Ngô đại cáo và đoạn trích Nước Đại Việt.

  • Bình Ngô đại cáo khẳng định sức mạnh nhân nghĩa, nhân dân Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân "cuồng Minh", ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở "bình Ngô", tuyên bố đất nước Đại Việt bước vào kỉ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững muôn thuở.

2. Thân bài

  • Đại Việt là một đất nước có truyền thống nhân nghĩa cao đẹp.

    • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, đem "quân điếu phạC để tiêu diệt quân cường bạo, vì độc lập của nước, vì sự yên vui hạnh phúc của nhân dân.

    • Nguồn gốc của nhân nghĩa Đại Việt là nền văn hiến lâu đời. Đâu phải "Nam man" là "man di mọi rợ" như bọn hoàng đế phương Bắc thường láo xược phán truyền. Trái lại, Đại Việt là một quốc gia "vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Nền văn hiếnấy hợp thành bởi các nhân tố:

      • Có núi sông bờ cõi "đã chia", đã " định phận tại Thiên thư.

      • Có thuần phong mỹ tục.

      • Có nền độc lập vững bền: "Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập", "hùng cứ một phương".

      • Lắm nhân tài hào kiệt.

      • Có truyền thống anh hùng chống ngoại xâm, có những trang sử vàng chói lọi từng làm cho "Lưu Cung thất bại", "Triệu Tiết tiêu vong", "bắt sống Toa Đô", "giết tươi Ô Mã".

  • "Bình Ngô đại cáo" là bản cáo trạng đanh thép, đầy căm thù tội ác quân "cuồng Minh". Tác giả đứng trên quan điểm nhân nghĩa mà lên án quân xâm lược.
    • Giặc Minh tàn sát dã man nhân dân ta.
    • Tàn phá môi trường môi sinh, bóc lột vơ vét thậm tệ.
      • Bắt dân ta xuống bề mò ngọc trai, lên rừng bẫy hươu nai... gây ra bao thảm cảnh. Bọn thái thú, bọn tướng tá Thiên triều như một lũ quỷ khát máu vô cùng ghê tởm.
      • Tội ác của giặc Minh chồng chất như núi, đầy mưu mô xảo quyệt "dối trời, lừa dân... gây binh, kết oán". Một cách nói thậm xưng đầy căm thù, ám ảnh.
  • Nguồn sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt
    • Lãnh tụ nghĩa quân là một anh hùng xuất chúng.
    • Sức mạnh của lòng căm thù giặc và tinh thần đại đoàn kết dân tộc để chiến thắng quân xâm lược.

3. Kết bài

  • Bình Ngô đại cáo vừa là một bản tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh vừa là lời tuyên ngôn độc lập, hòa bình. Đồng thời là áng "thiên cổ hùng văn" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt.

3. Soạn bài Nước Đại Việt ta

Mùa xuân năm 1428, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo – một áng Thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc. Đoạn trích Nước Đại Việt tathuộc phần đầu của bài cáo, là đoạn trích có vị trí quan trọng – làm tiền đề cho bài cáo. Để dễ dàng nắm vững được nội dung kiến thức bài học, các em có thể tham khảo thêm: Bài soạn Nước Đại Việt ta.

4. Một số bài văn mẫu về Nước Đại Việt ta

Mod Ngữ văn sẽ cập nhật một số bài văn mẫu về bài Nước Đại Việt ta trong thời gian sớm nhất!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?