Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Hướng dẫn chi tiết

2. Tóm tắt nội dung bài học

Các bước làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống:

2.1. Tìm hiểu đề

  • Vấn đề nghị luận
  • Thao tác nghị luận
  • Phạm vi dẫn chứng

2.2. Lập dàn ý

  • Mở bài: cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
  • Thân bài:
    • Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.
    • Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống.
    • Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề.
    • Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.
  • Kết bài: cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.

2.3. Tiến hành viết bài văn

2.4. Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết

3. Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Đề bài:

Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau:

Chia chiếc bánh của mình cho ai?

Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?.

Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007 Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Một câu chuyện lạ thường...

(Theo Tạ Minh Phương, báo điện tử nguoiduongthoi.com.vn, ngày 04/01/2007)

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.
  • Trích dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh của mình cho ai?”

b. Thân bài

  • Tóm tắt hiện tượng:
    • Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối.
  • Phân tích hiện tượng:
    • Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay:
      • Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống Lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa.
      • Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình yêu thương con người của thanh niên ngày nay.
    • Một số tấm gương tương tự.
  • Bình luận:
    •  Đánh giá chung về hiện tượng:
      • Đa số thanh niên Việt Nam có ý thức tốt với việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lòng nhân đạo, bao dung. Không chỉ vì một số ít thanh niên có thái độ và việc làm không hợp lí mà đánh giá sai toàn bộ thanh niên.
  • Phê phán:
    • Hiện tượng tiêu cực “hoang phí chiếc bánh thời gian” vào những việc vô bổ, không làm được gì cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người cần được quan tâm, chia sẻ.
  • Kêu gọi:
    • Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi vô ích.

c. Kết bài

  • Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiện tượng.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghị luận về một hiện tượng đời sống để nắm được nội dung kiến thức bài học hơn.

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1:

a. Trong văn bản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng:

  • Nhiều thanh niên, sinh viên VN du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở về góp phần xây dựng đất nước.
  • Hiện  tượng ấy diễn ra vào đầu TK XX. Trong xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn. Một số thanh niên, sinh viên Việt Nam ngày nay du học ở nước ngoài cũng đang mãi miết kiếm tiền, chơi bời, lãng phí thời gian cho những việc vô bổ mà không tập trung tư tưởng, quyết tâm học tập, rèn luyện chuyên môn, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến.....

b. Nguyễn Ái Quốc đã dùng các thao tác lập luận:

  • Phân tích: mải chơi bời, không làm gì cả, sống già cỗi, thiếu tổ chức,, rất nguy hại cho tương lai đất nước.
  • So sánh: nêu hiện tuợng thanh niên sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
  • Bác bỏ: Thế thì thanh niên chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả.

c. Cách dùng từ, viết câu và nghệ thuật diễn đạt độc đáo có tính thuyết phục cao của văn bản:

  • Dùng từ, nêu dẫn chứng xác thực, cụ thể.
  • Sử dụng đa dạng, linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các câu tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán.

d. Những bài học rút ra cho bản thân:

  • Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
  • Dù học tập ở bất kì đâu cũng luôn nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện tốt.

Câu 2: 

Đề bài:

Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-net trong nhiều bạn trẻ hiện nay?

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận: hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-net trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

b. Thân bài

  • Nêu hiện tượng: nhiều học sinh, sinh viên hiện nay “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-net, chểnh mảng việc học hành, tu dưỡng.
  • Nguyên nhân:
    • Chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn, ham vui chơi, đua đòi, lười biếng, quen thói hưởng thụ.
    • Chưa được giáo dục tốt.
  • Bàn luận
    • Phê phán những tác hại của hiện tượng đó: tiêu phí thời gian, tiền bạc; lười học, lây nhiễm những tư tưởng không lành mạnh, trí tuệ và nhân phẩm sa sút,…
    • Nêu những tấm gương học tập tốt, biết sử dụng những hoạt động đó vào việc có ích, phù hợp.
  • Rút ra bài học cho bản thân.

c. Kết bài

  • Khái quát lại hiện tượng cần nghị luận và bày tỏ thái độ của mình về hiện tượng trên.

5. Hỏi đáp về bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?