Hướng dẫn chi tiết
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
- Truyện đã thẳng thắn nêu lên những vấn đề nhức nhối của xã hội bấy giờ: trước thời cuộc đổi mới của đất nước, kinh tế khó khăn và những mối quan hệ gia đình rạn vỡ vì những văn hóa mới du nhập. Các giá trị truyền thống như bị xói mòn. Vì vậy mỗi chúng ta hãy biết giữ gìn những truyền thống văn hóa dân tộc quý báu.
2.2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.
- Xây dựng kết cấu truyện hợp lí.
- Cách dựng cảnh đặc sắc.
3. Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn chương trình chuẩn
3.1. Soạn bài tóm tắt
3.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Nhân vật chị Hoài trong tác phẩm để lại cho anh (chị) ấn tượng gì? Vì sao mọi người trong gia đình, với những tính cách khác nhau nhưng tất đều yêu quý chị Hoài?
- Ấn tượng của chị Hoài:
- Người phụ nữ nông thôn, trạc 50. Người thon gọn trong chiếc áo bông trần hạt lựu. Khuôn mặt rộng có cặp mắt đằm thắm và cái miệng tươi.
- Mọi người trong gia đình yêu quý chị Hoài vì:
- Dù hiện tại đã có gia đình riêng, có một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan tâm đến những biến động của họ → Tình nghĩa, thuỷ chung.
- Chị có một tấm lòng nhân hậu:
- Đột ngột trở về sum họp cùng gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm.
- Những món quà quê giản dị của chị chứa đựng những tình cảm chân thành.
- Quan tâm cụ thể, mộc mạc và nồng hậu tất cả thành viên trong gia đình bố chồng.
- Chị trở lại khi gia đình ấy có những thay đổi không vui, rạn vỡ trong quan hệ do biến động xã hội.
⇒ Sự có mặt của chị gắn kết mọi người, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến cho bữa cơm tất niên “sang trọng và hân hoan khác thường” trong thời buổi khó khăn.
Câu 2: Phân tích diễn biến tâm lí của hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên. Sự xúc động sâu sắc của hai người có ý nghĩa gì?
- Ông Bằng:
- “Nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”.
- "Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”.
- “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con?".
⇒ Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.
- Chị Hoài:
- “Gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”.
- Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”.
⇒ Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, lo lắng trước những biến động không vui của gia đình.
- Sự xúc động sâu sắc của hai người thể hiện tình cảm chân thành giữa những người trong gia. Chị Hoài xuất hiện, nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.
Câu 3: Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hóa riêng của dân tộc ta?
- Khung cảnh Tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh…” mọi người trong gia đình tề tựu quây quần… Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều ba mươi Tết.
- Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước ban thờ”, “Thoáng cái ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm giác thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhòa… Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu.Con vẫn nghe đâu đấy lời giáo huấn…”.
- Ý nghĩa: Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta những suy nghĩ, xúc cảm sâu xa, thiêng liêng hướng về cội nguồn, giúp ta ý thức sâu sắc hơn về việc bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc, nâng cao trách nhiệm giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.
Ngoài ra, để củng cố lại tona fbooj kiến thức khi học văn bản này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Mùa lá rụng trong vườn.
4. Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn chương trình Nâng cao
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn này trong thời gian sớm nhất!
5. Một số bài văn mẫu về văn bản Mùa lá rụng trong vườn
Đoạn trích trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng đã nêu ra những vấn đề nhức nhối của xã hội bấy giờ. Trước thời cuộc đổi mới của đất nước kinh tế khó khăn và những mối quan hệ gia đình rạn vỡ vì những văn hóa mới du nhập. Các giá trị truyền thống như bị xói mòn. Để nắm được lí thuyết cũng như cách làm văn về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
6. Hỏi đáp về văn bản Mùa lá rụng trong vườn
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.