MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN CÓ GỢI Ý GIẢI CHI TIẾT – ĐH SÀI GÒN
Câu 1: Điều kiện ra đời và đặc trưng của sản suất hàng hóa?
Điều kiện ra đời
- Phân công lao động xã hội: Là sự phân chia lao động xã hội một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất. Như vậy Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: Sự tách biệt này do các quan hệ sở hưũ khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất đối lập, đối lập vói nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trog điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa.
Đặc trưng
- Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
- Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở", các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
- Thị trường ngày càng phát triển dẫn đến phân hóa xã hội, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái....
Câu 2: Trình bày các thuộc tính, tính chất hai mặt và số lượng hàng hóa ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu trên
- Hàng hoá: Là sản phảm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán.
- Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình: Lương thực, thực phẩm, sắt, thép ... hoặc ở dạng vô hình như những dịch vụ: Vận tải, thương mại hay sự phục vụ của giáo viên, bác sỹ, nghệ sỹ ...
Một sản phẩm muốn trở thành hàng hoá phải có hai thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị sử dụng hàng hoá: Là công cụ của hàng hoá để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người (có thể là nhu cầu sản xuất cũng có thể là nhu cầu tiêu dùng). Giá trị sử dụng hàng hoá là do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá quyết định. Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Xã hội loài người càng phát triển càng phát hiện ra nhiều thuộc tính tự nhiên có ích của vật phẩm và lợi dụng những thuộc tính tự nhiên đó để tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, than đá ngày xưa chỉ dùng làm chất đốt, nhưng khi hoa học kỹ thuật phát triển nó còn làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất. Giá trị sử dụng cho xã hội, không phải giành cho người sản xuất ra nó mà giành cho người mua nó. Do vậy: Giá trị sử dụng giành cho hàng hoá tuỳ thuộc vào sự đánh giá của người mua, tuỳ theo yêu cầu, thị hiếu của họ.
- Giá trị của hàng hoá: Muốn hiểu được giá trị hàng hoá cần tìm hiểu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là khả năng trao đổi của hàng hoá thể hiện ở tỷ lệ, theo đó một loại hàng hoá này được trao đổi với một loại hàng hoá khác. Ví dụ: 1m vãi = 5 kg thóc, sở dĩ vãi và thóc là hai loại hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có thể trao đổi với nhau được theo một tỷ lệ nhất định vì vãi và thóc đều là sản phẩm của lao động, chúng đều có cơ sở chung là hao phí lao động của con người. Sự hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá được gọi là giá trị.
- Giá trị của hàng hoá: Là lao động xã hội của con người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị. Giá trị phản ảnh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất hàng hoá.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính
- Hai thuộc tính hàng hoá có mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẩn với nhau.
Mặt thống nhất thể hiện hai chỗ: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nghĩa là một vật phải có đủ hai thuộc tính này mới là hàng hoá. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hoá. Chẳng hạn, một vật có ích (tức có giá trị) nhưng không do lao động tạo ra (tức không có kết tinh lao động) như: Không khí, ánh sáng, tự nhiên, ... sẽ không phải là hàng hoá.
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá thể hiện ở chỗ:
- Thứ nhất: Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá không đồng nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là: "kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi", tức đều là sự kết tinh của lao động đã được vật hoá.
- Thứ hai: Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hoá nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau cả về không gian và thời gian. Giá trị được thực hiện trước - trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau - trong lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, nếu giá trị của hàng hoá không thực hiện được (tức là không bán được) thì quá trình sử dụng nó cũng không được thực hiện. Nó thể hiện rõ nhất khi bùng nổ khủng hoảng "sản xuất thừa".
Tính chất hai mặt lao động sản xuất hàng hoá:
- Sở dĩ có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng là do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định. Tính chất hai mặt đó là: Lao dộng cụ thể và lao động trừu tượng.
- Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Ví dụ: Lao động cụ thể của người thợ may, thợ dệt, thợ cơ khí,... mỗi lao động cụ thể có một mục đích, đối tượng, phương pháp lao động, tư liệu lao độngvà kết quả sản xuất riêng. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Trong một hình thái kinh tế - xã hội, những hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát triển của kỹ thuật, lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản xuất ra.
Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn.
- Lao động trừu tượng: Là sự hao phí óc, sức thần kinh và sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào. Lao động trưù tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa và mang tính xã hội do mục đích của sản xuất là để trao đổi. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu lao động cụ thể chỉ là 1 trong 2 nhân tố tạo thành giá trị sử dụng, thì lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của mọi loại hàng hóa chỉ là sự kết tinh của lao động trừu tượng. Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân, lao động trưù tượng phản ánh tính chất xã hội.
Lượng giá trị của hàng hoá
- Giá trị của hàng hoá có hai mặt: Chất & Lượng
- Chất của giá trị: Là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
- Lượng của giá trị: Là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, được đo bằng thời gian lao động để sản xuất ra hàng hoá, tính bằng ngày, giờ, phút, giây, ...
- Lượng giá trị trong xã hội của hàng hoá không tính bằng thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết: Là một hời gian sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường, trình độ kỹ thuật và cường độ lao động trung bình trong xã hội đó. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hoá gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất ra đa số loại hàng hoá đó trên thị trường. Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác.
Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
- Là lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa và được tính bằng thước đo giá trị thời gian như: 1 giờ lao động, 1 ngày lao động ...
- Thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết: Là thời gian cần thiết để tạo ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kinh tế trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
- Năng suất lao động: Là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Có hai loại năng suất lao động: Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Năng suất càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại. Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất....
- Cường độ lao động: Là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. Mức độ phức tạp của lao động. Có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
- Lao động giản đơn: Là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
- Lao động phức tạp: Là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn với lao động giản đơn, nhưng trong quá trình trao đổi mọi lao động phức tạp đều phải quy thành lao động giản đơn.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu trên
- Đem lại cho học thuyết lý luận giá trị lao động một cở sở khoa học thật sự. Các nhà kinh tế học trước Mác cho rằng lao động tạo ra giá trị, nhưng không biết mặt lao động nào tạo ra giá trị. C. Mác phát hiện ra mặt lao động trừu tượng của người sản xuất hàng loạt ra giá trị hàng hoá.
- Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mac đã giải thích được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư, phân tích được bản chất bất biến và tư bản khả biến, ... Do đó, đem lại cơ sở khoa học vũng chắc học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tích luỹ, học thuyết tái sản xuất, ...
- Do lao động tạo ra giá cho hàng hoá nên trong nền sản xuất hàng hoá của Việt Nam hiện nay cũng phải chú ý đến lao động trừu tượng.
Câu 3: Các hình thái giá trị?
- Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên): Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác.Ví dụ: 1m vải = 1kg thóc. Lao động cụ thể cũng chính là lao động trừu tượng, lao động tư nhân cũng chính là lao động xã hội.
- Hình thái giá trị đầy đủ (mở rộng): Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn đây là hình thái giá trị giản đơn. Ví dụ: 1 m vải được biểu hiện ở 10 kg thóc hay 2 con gà hay 0.1 chỉ vàng. Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.
- Hình thái chung của giá trị: Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên hơn, đa dạng và nhiều hơn. Ở đồng bằng lấy bản vị là thóc, ở miền núi là muối. Tuy nhiên vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hoá nào. Ví dụ: 10 kg thóc hoặc 02 con gà đổi lấy 1 m vải.
- Hình thái tiền tệ: Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng do đó đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị.
Câu 4: Bản chất và chức năng của tiền tệ?
Bản chất của tiền tệ
- Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.
- Bản chất của tiền tệ còn được thể hiện qua các chức năng của nó.
Chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của hàng hoá, bản thân tiền cũng phải có giá trị. Vì vậy tiền tệ làm chức năng giá trị phải là tiền vàng. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá hay nói cách khác giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
- Giá cả hàng hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây: Giá trị hàng hoá, giá trị của tiền, quan hệ cung - cầu về hàng hoá. Nhưng vì giá trị hàng hoá là nội dung của giá cả, nên trong 03 nhân tố trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.
- Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá là: H-T-H.
- Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá, nó phục vụ cho sự vận động của hàng hoá. Lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau. Số tiền trong lưu thông được tính bằng công thức: T = (Gh * H) / N = G / N. Trong đó:
- Gh là giá cả tb của 1 hàng hoá.
- T là lượng tiền cần cho lưu thông
- H là số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường
- G là tổng số giá cả của hàng hoá
- N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại
- Giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó.
- Phương tiện cất giữ: Tiền được rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc.
- Phương tiện lưu thông:
- Tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu.
- Trong điều kiện tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán thì công thức số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông.
Câu 5: Các nội dung cơ bản của quy luật giá trị và tác động của nó?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Nội dung của quy luật giá trị
- Việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.
- Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá.Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.
- Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền ... Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó.
Tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu.
- Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác động thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nới giá cả cao, do đó làm lưu thông hàng hoá thông suốt.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
- Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.
- Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kinh tế tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Phân hóa xã hội, trong cạnh tranh có phá sản, có thành công.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Một số câu hỏi môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin có gợi ý giải chi tiết - ĐH Sài Gòn, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!