MỘT SỐ BÀI TOÁN VUI
Bài 1: GIỎI CẢ HAI MÔN
Lớp 4A có 42 học sinh. Trong đó có 25 HS giỏi toán, 23 HS giỏi Tiếng Việt và hai HS không giỏi môn nào. Hỏi có bao nhiêu HS giỏi cả hai môn?
Giải đáp:
Số HS giỏi ít nhất 1 môn là:
42 – 2 = 40 (HS)
Số HS giỏi cả hai môn là:
(25 + 23) – 40 = 8 (HS)
Đáp số: 8 HS.
Bài 2: MÀU ÁO VÀ MÀU NƠ
Ba bạn Hiền, Thi, Thoa mặc ba chiếu áo màu đỏ, vàng, xanh và cài ba cái nơ cũng màu đỏ, vàng, xanh.
Biết rằng:
a) Thoa cài nơ màu xanh.
b) Chỉ có bạn Hiền là có màu áo và màu nơ giống nhau.
c) Màu áo và màu nơ của Thi đều không phải màu đỏ.
Hãy xác định xem ba bạn Hiền, Thi, Thoa mặc áo màu gì và cài nơ màu gì?
Giải đáp:
Từ a) và b) có màu áo của Thoa là đỏ hoặc vàng.
Từ c) có màu nơ, màu áo của Thi là xanh hoặc vàng. Suy ra:
Màu áo của Thoa là màu vàng.
Màu áo và màu nơ của Hiền là màu đỏ. Còn lại Thi có áo màu
xanh và nơ màu vàng.
Đáp số:
Hiền mặc áo đỏ, cài nơ đỏ.
Thi mặc áo xanh, cài nơ vàng.
Thoa mặc áo vàng, cài nơ xanh.
Bài 3: NGƯỜI LÁI THUYỀN THÔNG MINH
Trên một dòng sông, có một người lái thuyền phải chở một con sói, một con dê và một chiếc bắp cải sang sông. Khó một nỗi là thuyền của bác nhỏ nên mỗi chuyến chỉ chở được một con sói, hoặc một con dê, hoặc một bắp cải. Nhưng nếu chó sói đứng cạnh dê thì chó sói sẽ ăn thịt dê, mà dê đứng cạnh bắp cải thì dê sẽ ăn bắp cải.
Làm thế nào bay giờ? Bác lái thuyền suy nghĩ một lúc rồi bác reo lên: “Ta đã có cách.” Và rồi bác đã hoàn thành công việc thật xuất sắc.
Đố bạn biết bác đã làm thế nào?
Giải đáp:
Bác lái thuyền đã chở được cả sói, dê và bắp cải sang sông bằng cách:
Lần thứ nhất: Bác chở dê sang sông để sói và bắp cải ở lại vì sói không ăn bắp cải. Bác quay thuyền trở về.
Lần thứ hai: Bác chở sói sang sông nhưng khi đưa sói lên bờ đồng thời bác lại cho dê xuống thuyền về bên kia vì nếu để dê lại thì dê sẽ là miếng mồi ngon của sói.
Lần thứ ba: Bác chở bắp cải sang sông. Như vậy sói và bắp cải đã sang sông. Bác quay trở về bến cũ nơi có chú dê đang đợi.
Lần thứ tư: Bác chở nốt chú dê sang sông.
Sau bốn lần, bác lái thuyền đã chở được sói, bắp cải và dê sang sông một cách an toàn. Đúng là một bác lái thuyền thông minh.
Bài 4: AI LÀM HOA GÌ?
Ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm ba hoa giấy, hoa cúc, hoa đào, hoa hồng. Bạn làm hoa hồng nói với Cúc: thế là trong chúng ta không có ai làm hoa trùng với tên của mình.
Các bạn thử đoán xem ai làm hoa gì?
Giải đáp:
Bạn làm hoa hồng nói với Cúc nên Cúc không làm hoa hồng. Cúc không làm hoa trùng tên của mình nên Cúc không làm hoa cúc. Vậy Cúc làm hoa đào.
Bạn hồng không làm hoa đào vì hoa đào là bạn Cúc làm, Hồng không làm hoa trùng tên của mình nên Hồng không làm hoa hồng. Vậy Hồng làm hoa cúc.
Cuối cùng Đào làm hoa hồng.
Bài 5: CÓ MẤY NGƯỜI CON?
Ở một bản làng nọ có một gia đình có ba người con trai. Mỗi người con trai đều có một người chị gái và một người em gái.
Cái bạn thử đoán xem gia đình đó có mấy người?
Giải đáp:
Gia đình đó có một người con gái là con gái là con cả để ba người con trai đó có một chị gái.
Gia đình đó phải có một người con gái là con út để ba người con trai có một em gái.
Vậy gia đình đó có tổng số người con là:
1 + 3 + 1 = 5 (người con)
Đáp số: 5 người con.
Bài 6: LẤY ÍT NHẤT BAO NHIÊU?
Trong hộp có 45 quả bóng gồm 20 màu đỏ, 15 quả màu xanh và 10 quả màu vàng.
Hỏi phải lấy ra bao nhiêu quả bóng để chắc chắn có ba quả bóng:
a) Màu đỏ.
b) Cùng màu.
c) Khác màu
Giải đáp:
a) Hộp đó có tất cả số bong xanh và vàng là:
15 + 10 = 25 (quả)
Nếu lấy ra 25 quả bóng thì chưa chắc trong đó đã có bóng màu đỏ. Vậy mướn có chắc chắn 3 quả bóng màu đỏ được lấy ra thì ta phải lấy ít nhất số quả bóng là:
25 + 3 = 28 (quả)
b) Số bóng trong hộp chỉ có ba màu đỏ, xanh và vàng nên nếu lấy ít nhất 7 quả thì chắc chắn sẽ có ba quả cùng màu.
c) Hộp đó có tất cả số bóng đỏ và xanh là:
20 + 15 = 35 (quả)
Nếu lấy ra 35 quả thì chưa chắc trong đó đã có bóng vàng. Vậy muốn chắc chắn có 3 quả bóng khác màu thì ta phải lấy ít nhất số quả bóng là:
35 + 1 = 36(quả)
Đáp số: a) 28 quả.
b) 7 quả.
c) 36 quả.
Bài 7: BỐN KHÁCH DU LỊCH
Có bốn người cùng đi du lịch đến Pháp. Một người biết tiếng Pháp và tiếng Anh. Một người biết tiếng Đức và tiếng Nhật. Một người biết tiếng Nhật và tiếng Anh, còn người cuối cùng biết tiếng Trung Quốc và tiếng Đức. Cả bốn người họ cùng thuê phòng ở một khách sạn. Đến cửa khách sạn họ nhìn thấy một bảng thông báo.
Làm thế nào để mọi người đều hiểu nội dung bảng thông báo được nhỉ? Chúng ta cùng nghĩ xem nhé.
Giải đáp:
- Nếu cả 4 người khách đều ở cùng một nước thì thật đơn giản. Người biết tiếng Pháp và tiếng Anh sẽ dịch bảng thông báo này ra thứ tiếng của nước mà họ ở. Khi đó cả 4 người đều hiểu nội dung bảng thông báo.
- Nếu cả 4 người khách không phải là người cùng một nước thì ta giải quyết như sau:
Người biết tiếng Pháp và tiếng Anh sẽ dịch bảng thông báo này sang tiếng Anh để người biết tiếng Anh và tiếng Nhật hiểu. Sau đó người biết tiếng Anh và tiếng Nhật sẽ dịch bảng bảng thông báo này sang tiếng Nhật để người biết tiếng Nhật và tiếng Đức hiểu.Cuối cùng người biết tiếng Nhật và tiếng Đức sẽ dịch bảng bảng thông báo này sang tiếng Đức để người biết tiếng Đức và tiếng Trung Quốc hiểu.
Như vậy là cả 4 người đều hiểu nội dung bảng thông báo.
Bài 8: CÓ BAO NHIÊU CÁCH CHỌN?
Có 8 người đăng kí tham gia trò chơi VUI ĐỂ HỌC trên đài truyền hình. Ban tổ chức muốn chọn ba người vào một vòng chơi.
Đố các bạn có bao nhiêu cách chọn?
Giải đáp:
Người thứ nhất có 8 cách chọn. Còn lại 7 người.
Người thứ hai có 7 cách chọn. Còn lại 6 người.
Người thứ ba có 6 cách chọn.
Cách chọn 3 người ABC cũng là ACB,BAC, BCA, CAB, CBA.
Sáu cách chọn trên chỉ là một cách. Do đó ta có số cách chọ là:
(8 x 7 x 6) : 6 = 56 (cách chọn)
Đáp số: 56 cách chọn.
Bài 9: DŨNG ĐÚNG HAY TRÍ ĐÚNG?
Trường Tiểu học M tổ chức thi đấu bóng bàn, có 11 đấu thủ tham gia.
Dũng nói rằng: “Có thời điểm mỗi đấu thủ đều đấu đung 7 trận”
Trí nói rằng: “Dũng nói sai rồi”.
Dũng đúng hay Trí đúng? Các bạn hãy nghĩ xem!
Giải đáp:
Nếu mỗi đấu thủ đấu đúng 7 trận thì số trận đẫ đấu của giải là:
(7 x 11 ) : 2 = 38,5 không phải là số tự nhiên. Vậy không có lúc nào mỗi đấu thủ đều đấu đúng 7 trận. Dũng nói sai. Trí nói đúng!
Bài 10: BA ĐÔI VỚ
Trong thùng có ba đôi vớ (bít tất) để lẫn lộn. Bạn Mai lấy ra 4 chiếc vớ.
Hỏi có thể nói chắc chắn rằng trong 4 chiếc vớ bạn Mai vừa lấy ra có ít nhất 2 chiếc vớ cùng một đôi được không?
Giải đáp:
Số chiếc vớ có là:
2 x 3 = 6 (chiếc)
Lấy ra 4 chiếc còn lại 2 chiếc.
2 chiếc vớ còn lại này của cùng một đôi hoặc hai đôi khác nhau. Do đó 4 chiếc vớ lấy ra phải có ít nhât 2 chiếc vớ của cùng một đôi.
Bài 11: NƯỚNG CÁ
Chị Trinh giúp mẹ nướng cá trên lò nướng. Cần phải nướng chín 3 con cá. Biết rằng : để nướng chín một con cá thì cần 4 phút và lò nướng chỉ có thể nướng được 2 con cá một lần.
Chị Trinh cần ít nhất bao nhiêu phút để nướng chín 3 con cá này?
Giải đáp:
Chị Trinh cần ít nhất 6 phút để nướng hết số cá.
Chị Trinh có thể nướng như sau:
Con cá thứ nhất và thứ hai cùng nướng trong 2 phút, trở mặt dưới của con cá thứ nhất lên, đặt con cá thứ hai lên trên con cá thứ nhất và đặt con cá thứ ba vào lò nướng, nướng trong 2 phút con cá thứ nhất đã chín, lấy ra ngoài, trở mặt chưa nướng của con cá thứ hai và thứ ba xuống nướng trong 2 phút chín hai con cá này!
Bạn còn có ý kiến gì nữa không?
Bài 12: BỐN SỐ KÌ DIỆU
Anh Hai đố Bình viết lên bảng con, bốn số chẵn có ba chữ số mà sau khi xoay ngược bảng từ dưới lên trên thì vẫn được những số ấy. Bình loay hoay mãi không nổi một số. Các bạn hãy giúp Bình tìm ra bốn số kì diệu đó nhé!
Giải đáp:
Trong mười chữ số chỉ có bốn chỉ có bốn chữ số 0 ; 6 ; 8 ; 9 là khi viết vào bảng con rồi xoay ngược bảng từ dưới lên trên vẫn đọc được.
Từ bốn số trên ta viết được bốn số chẵn có ba chữ số mà sau khi xoay ngược bảng từ dưới lên trên thì vẫn được chính số đó là:
808 ; 888 ; 906 ; 986.
Bình hãy viết từng số lên bảng rồi làm đúng yêu càu của anh Hai xem nhé. Bình thấy chúng mình “siêu” chưa?
Bài 13: SAO LẠI THẾ ?
Cô giáo có ba tấm bìa nhỏ hình vuông, trên mỗi tấm bìa có ghi một chữ số. Cô đưa cả ba tấm bìa cho Tý và yêu cầu Tý tính tổng. Tý tìm ra kết quả là 22. Cô đưa lại ba tấm bìa đó cho Tèo và yêu cầu Tèo tính tổng. Tèo lại tìm ra kết quả là 25. Tuy nhiên cô giáo vẫn khen cả hai bạn tính đúng. Các bạn ơi ! Tại sao thế nhỉ?
Giải đáp:
Cô giáo khẳng định kết quả của cả Tý và Tèo đều đúng nên chắc chắn ba số ở ba tấm bìa sẽ có ít nhất một số một bạn đã so được với số của ban kia.
Vì 25 – 22 = 3 nên sau khi xoay ngược só đó đã tăng lên hoặc giảm đi ba đơn vị. trong các chữ số khi xoay ngược vẫn đọc được chỉ có số 9 và số 6 hơn kém nhau 3 đơn vị. Ta có:
8 + 8 + 6 = 22 và 8 + 8 + 9 = 25
Do đó phép tính của Tý là 8 + 8 + 6 = 22 và Tèo đã xoay ngược số 6 thành số 9 nên phép tính của Tèo là 8 + 8 + 9 = 25
Bài 14: TÍCH CÁC CHỮ SỐ
Tuấn Anh cùng mẹ đến siêu thị sách. Tuấn Anh dừng chân tại khu sách tham khảo dành cho Tiểu học. Em cầm trên tay cuốn: “VUI HỌC TOÁN 4” và say sưa đọc các bài toán vui. Biết con mình thích cuốn sách này nên mẹ mua ngay cho Tuấn Anh. Nhìn vào tên cuốn sách mẹ chợt nảy ra một bài toán đố Tuấn Anh:
“Nếu thay mỗi chữ cái bởi một chữ số, chữ cái giống nhau được thay bởi những số giống nhau, chữ cái khác nhau được thay bởi những số khác nhau và không có chữ số nào trùng với số 4. Tích các chữ số đó liệu có lớn hơn 2005 không?”.
Tuấn Anh nhẩm tính một lúc rồi nói với mẹ:
Tích là số lớn lắm, lớn hơn 2005 nhiều mẹ ạ.
Theo bạn Tuấn Anh nói đúng hay sai?
Giải đáp:
Cuốn sách “VUI HỌC TOÁN 4” chỉ có 9 chữ cái khác nhau là V, U, I, H, O, C, T, A, N mà hông có chữ nào được thay bởi số 4 nên 9 chữ ấy phải thay bởi các chữ số 0,1,2,3,5,6,7,8,9.
Tích của tất cả các chữ này bằng 0 vì có một thừa số bằng 0.
Vậy Tuấn Anh đã nói sai.
Bài 15: SỐ NÀO?
Chị Hiền cho em Trí làm bài tính nhân một số tự nhiên với 9. Trí làm xong , chị Hiền ghi cho Trí số 4297 và nói đây là đáp số. Trí nhìn đáy số chị Hiền đưa ra và nói rằng “ Đáp số của chị còn thiếu một chữ số, nó nằm ở chính giữa số này !”
Bạn hãy cho biết chị Hiền đã cho Trí số nào nhân với 9?
Giải đáp:
Gọi chữ số còn thiếu của đáp số đúng là A, ta có số 42A97 chia hết cho 9. Do đó 4 + 2 + A + 9 = 22 + A chia hết cho 9. Tính ra được A = 5.
Số mà chị Hiền cho Trí nhân với 9 là:
42597 : 9 = 4733
Đáp số: 4733
Bài 16: CAM VÀ XOÀI.
Một người bán sáu giỏ cam và xoài. Mỗi giỏ chỉ đựng hoặc là cam hoặc là xoài, với số lượng như sau: 36; 39; 40; 41; 42; 44. Biết rằng sau khi bán một giỏ xoài thì số cam còn lại gấp 4 lần số xoài còn lại.
Hãy cho biết giỏ nào đựng xoài, giỏ nào đựng cam?
Giải đáp:
Vì số cam còn lại gấp 4 lần số xoài còn lại nên tổng số cam và số xoài còn lại là số chia hết cho 5.
Số cam và xoài mang ra chợ là:
36 + 39 + 40 + 41 + 42 + 44 = 242 (quả)
Số 242 chia cho 5 còn dư 2.
Vậy giỏ xoài bán đi có số quả là số chia cho 5 còn dư 2.
Trong các số 36; 39; 40; 41; 42; 44 chỉ có số 42 chia cho 5 còn dư 2.
Vậy số cam và xoài còn lại là;
242 – 42 = 200 (quả)
Số xoài còn lại là:
200 : 5 = 40 (quả)
Đáp số: Các giỏ xoài 40 quả và 42 quả
ác giỏ cam: 36 quả; 39 quả; 41 quả; 44 quả.
Bài 17: AI ĐÚNG? AI SAI?
Toán đố Tuổi và Thơ: “ Không tính tông bạn hãy cho biết ngay tổng của 2005 số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 là số chẵn hay số lẻ?”.
Tuổi nói ngay: “Chắc chắn là số chẵn”.
Thơ suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “là một số lẻ”.
Chắc chắn sẽ có một bạn nói đúng, một bạn nói sai phải không các bạn? Chúng ta cùng tìm xem ai đúng, ai sai nhé!
Giải đáp:
Các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2005 sẽ tạo thành dãy số sau:
1; 2; 3; 4; 5; … ; 2003; 2004; 2005.
Dãy số trên ta thấy cứ một số lẻ lại có một số chẵn, mà bắt đầu vào dãy là số lẻ và kết thúc cũng là số lẻ nên số các số lẻ nhiều hơn số các ố chẵn là một số.
Từ 1 đến 2005 có 2005 số. Do đó, ta có:
Số các số chẵn là: (2005 -1) : 2 = 1002 (số)
Số các số lẻ là: 1002 + 1 = 1003 (số)
Tổng của 1002 số chẵn là một số chẵn
Tổng của 1003 số lẻ là một số lẻ.
Do đó tổng của 2005 số tự nhin liên tiếp từ 1 đến 2005 là một số lẻ.
Vậy Thơ nói đúng và tuổi nói sai.
Trên đây là nội dung tài liệu Một số bài toán vui có hướng dẫn giải Toán lớp 4. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bài tập nâng cao Toán lớp 5 về Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
- Bài tập nâng cao có hướng dẫn giải về Thể tích của hình lập phương Toán lớp 5
Chúc các em học tập tốt!