Qua bài học giúp các em nắm được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản. Và thấy được vai trò và tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
- Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa (trang 91) để trả lời các câu hỏi.
- Đoạn trích kể về nhân vật nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì? Xuất hiện như thế nào?
- Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
- Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra những sự việc như trong sách giáo khoa. Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với cách miêu tả trong đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
Gợi ý
- Đoạn trích kể về nhân vật Quang Trung chỉ huy các tướng sĩ đánh đồn Ngọc Hồi.
- Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:
- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
- Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
- Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
- Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
- Các chi tiết thể hiện sự toàn thắng của quân Tây Sơn và sự đại bại của quân đội nhà Thanh.
- Nếu chỉ kể lái sự việc diễn ra như trong sách thì câu chuyện không sinh động và thiếu hấp dẫn vì thiếu sự kiện.
- So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động nhờ những yếu tố miêu tả.
⇒ Yếu tố miêu tả làm cho lời kể trở nên sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn.
1.2. Ghi nhớ
- Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
2. Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự
Để nắm được cách kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản, các em có thể tham khảo bài soạn Miêu tả trong văn bản tự sự.