Luyện viết đoạn văn tự sự

Bài giảng Luyện viết đoạn văn tự sự sẽ hướng dẫn các em biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự, đồng thời nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự. Mong rằng bài giảng sẽ giúp các em viết tốt hơn, hay hơn khi viết một bài văn tự sự.

Tóm tắt bài

1.1. Đoạn văn trong văn bản tự sự

  • Là bộ phận của văn bản, mỗi đoạn thường có câu nêu ý khái quát, gọi là câu chủ đề, các câu khác có nhiệm vụ thuyết minh triển khai rõ ý khái quát
  • Mỗi đoạn văn tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau:
    • Đoạn của phần mở bài: có nhiệm vụ giới thiệu câu chuyện
    • Đoạn ở phần thân bài: kể diễn biến các sự việc
    • Đoạn kết bài: Kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
  • Nội dung mỗi đoạn văn khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ chính là thể hiện chủ đề của văn bản.

1.2. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự

Câu 1:

a) Theo anh (chị) các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống, khác nhau?

  • Đoạn văn trên có thể hiện đúng và rõ những dự kiến và nhu cầu của tác giả
  • Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống, khác nhau:
  • Giống nhau:
    • Nội dung: cả hai đoạn đều tả sự đau thương và sức sống mãnh liệt của rừng xà nu và tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
    • Giọng điệu: ca ngợi, hào hùng
  • Khác nhau:
    • Đoạn mở đầu: Tả cụ thể, chi tiết, rất tạo hình, tạo không khí, lôi cuốn người đọc → Hình ảnh cây xà nu gợi hiện thực cuộc sống đau thương nhưng bất khuất của con người Tây Nguyên.
    • Đoạn kết thúc: Tả rừng xà nu trong cái nhìn của các nhân vật chính, xa, mờ dần, hút tầm mắt, mở rộng tới chân trời → Hình ảnh cây xà nu gợi sự bất diệt, ngày một trưởng thành, lớn mạnh của con người Tây Nguyên

b) Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc?

  • Bài học về cách viết:
    • Trước khi viết nên dự kiến ý tưởng về các phần của truyện, nhất là phần đầu và phần cuối.
    • Phần mở và kết truyện nên hô ứng với nhau, thể hiện rõ chủ đề của truyện.
    • Thống nhất về giọng điệu ở phần đầu và phần kết

Câu 2:

a) Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị), đoạn văn đó thuộc phần nào của "truyện ngắn" mà bạn học sinh định viết? 

  • Đoạn trích trên là đoạn văn tự sự vì:
    • Có yếu tố tự sự: có nhân vật, chi tiết, sự việc
    • Có yếu tố miêu tả và biểu cảm phụ trợ
  • Đoạn văn đó thuộc phần thân bài - phần phát triển của "truyện ngắn" mà học sinh định viết.

b) Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở những nội dung nào, nội dung nào bạn còn phân vân và để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó (dấu ba chấm) để cùng bạn hoàn chỉnh đoạn văn định viết.

  • Thành công của đoạn văn:
    • Kể sự việc: chị Dậu đã được giác ngộ cách mạng, được cử về vùng Đông Xá vận động bà con vùng lên → rất sinh động
  • Nội dung còn phân vân: 
    • Tả cảnh (phần bỏ trống thứ nhất)
    • Tả diễn biến tâm trạng của nhân vật (phần bỏ trống thứ 2)
  • Gợi ý một vài chi tiết:
    • Tả cảnh: ánh sáng rực rỡ, chói chang, xua tán bóng tối thăm thẳm của màn đêm.
    • Tâm trạng của chị Dậu: chị Dậu ứa nước mắt. Chị như thấy lại trước mắt bao hoàn cảnh cay đắng ngày nào. Đó là cái ngày nắng chang chang, chị đội đàn chó con, tay dắt con chó cái cùng cái Tí lầm lũi theo sau để sang bán cho nhà Nghị Quế thôn Đoài. Cái lần chị phải cõng anh Dậu ốm ngất ở ngoài đình về. Rồi việc chị xô ngã tên cai lệ, cả lần chị vùng thoát khỏi tay tên tri phủ Tư Ân và địa ngục nhà lão quan cụ. Nhưng những cảnh đau buồn đó đã tan đi trước niềm vui , niềm tin vào cuộc sống hiện tại. Những giọt nước mắt của chị không phải dành cho khổ đau ngày cũ mà vì niềm vui trước sự đổi thay của dân tộc, khí thế cách mạng đã sôi sục.

Câu 3: Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc và thu hoạch từ hai bài tập trên, anh (chị) hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.

  • Cần hình dung sự việc xảy ra như thế nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó.
  • Chú ý sử dụng phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ.

2. Soạn bài Luyện viết đoạn văn tự sự

Để biết cách viết một đoạn văn, các em có thể tham khảo bài soạn Luyện viết đoạn văn tự sự.

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?