Luyện từ và câu So sánh. Dấu chấm

Hướng dẫn soạn bài Luyện từ và câu So sánh. Dấu chấm dưới đây sẽ giúp các em hiểu về cách sử dụng dấu chấm trong khi nói và viết, biết cánh sử dụng câu so sánh để chuẩn bị tốt hơn cho bài học trước khi đến lớp. Mong rằng với phần soạn bài này, các em sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị. Chúc các em có thêm bài học hay!

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1: (SGK trang 42) Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau:

Câu a:

Bế cháu ông thủ thỉ:

- Cháu khỏe hơn ông nhiều!

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng

PHẠM CÚC

Câu b:

Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ

TRẦN ĐĂNG KHOA

Câu c:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

TRẦN QUỐC MINH 

Gợi ý:

  • Các hình ảnh so sánh trong các câu là:

Câu a: Sức cháu được so sánh với sức ông → Cháu khỏe hơn ông nhiều.

  • Ông được so sánh với buổi trời chiều vì ông đã già.
  • Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu đang ngày thêm lớn mạnh

Câu b: Trăng được so sánh với đèn

  • Trăng khuya sáng hơn đèn

Câu c: Mẹ được so sánh với ngọn gió của con → Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Câu 2: (SGK trang 43) Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên

  • Các từ so sánh trong những khổ thơ trên: hơn, là, là, hơn, chẳng bằng, là.

Câu 3: (SGK trang 43) Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

TRẤN ĐĂNG KHOA

  • Những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ là: 
    • Quả dừa được so sánh với đàn lợn
    • Tàu dừa được so sánh với chiếc lược

Câu 4: (SGK trang 43) Hãy tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3

  • Các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3 là: 
    • Quả dừa được so sánh như đàn lợn
      • Quả dừa giống như đàn lợn ...
      • Quả dừa tựa đàn lợn ...
      • Quả dừa nhìn y như đàn lợn ...
      • Quả dừa chẳng khác chi đàn lợn ...
    • Quả dừa được so sánh như đàn lợn
      • Tàu dừa như chiếc lược ...
      • Tàu dừa trông như chiếc lược ...
      • Tàu dừa giống hệt chiếc lược ...
      • Tàu dừa chẳng khác chi chiếc lược ...
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Nhận diện được các hình ảnh so sánh
    • Dấu câu, các từ ngữ so sánh và biết cách dùng phép so sánh

Mong rằng, những gợi ý hướng dẫn soạn bài Luyện từ và câu So sánh. Dấu chấm phía trên đã giúp các em trả lời tốt các câu hỏi, bài tập trong SGK và biết cách sử dụng dấu chấm, phép so sánh trong quá trình nói và viết. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm phần soạn bài Tập đọc: Cuộc họp của chữ viết để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?