Qua bài học giúp các em hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm, biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận đề tài gần gũi, quen thuộc.
Tóm tắt bài
1.1. Chuẩn bị ở nhà
Cho đề bài: “Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”. Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.
- Một số luận điểm để em tham khảo:
- Muốn xây dựng một đất nước hùng cường cần phải có những con người có tri thức và đạo đức tốt.
- Nhà trường là nơi bồi dưỡng tri thức, rèn luyện đạo đức cho học sinh.
- Là chủ nhân tương lai của đất nước, học sinh cần xác định nhiệm vụ của mình là chăm chỉ học tập, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện đạo đức từ trong trường phổ thông.
- Nhiều học sinh đang nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, người có ích cho xã hội sau này.
- Một số bạn vẫn còn ham chơi, chây lười trong học tâp làm cho thầy cô, cha mẹ buồn lòng.
- Chúng ta nên suy nghĩ về nhiệm vụ của mình, cố gắng học tập tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô và để có một tương lai tốt đẹp hơn cho mình.
1.2. Luyện tập trên lớp
a. Xây dựng hệ thống luận điểm
Một bạn dự định đưa vào bài viết của mình những luận điểm dưới đây:
Có thể sắp xếp lại như sau:
a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
b) Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn.
c) Thế mà một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng trong học tập.
d) Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn hãy chuyên cần học tập hơn.
e) Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác? Nếu có, thì theo em, bạn ấy cần phải điều chỉnh, sắp xếp lại như thế nào?
- Trong hệ thống luận điểm mà một bạn trong lớp đưa ra, các ý chưa được sắp xếp lô-gíc, hợp lý.
Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau :
Câu a) → câu c) → câu e) → câu b) → câu d).
b. Trình bày luận điểm
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết:
Trong các câu sau đây có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? Trong số đó, em thích câu nào nhất?
(1) Tuy nhiên các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
(2) Do đó các bạn ấy chưa thấy rằng, bây griowf càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
(3) Nhưng các bạn có nên được chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
- Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.
Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tựu nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ?
(1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học - kĩ thuật và văn hóa - văn nghệ thuật ngày một nâng cao.
(2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức.
(3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
(4) Do đó người học sinh ham chơi, không chăm chỉ thì ngay mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
- Cách trình bày trên đã rành mạch, chặt chẽ, không cần phải sắp xếp lại.
Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: "Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?" Theo em nên biết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo các nào khác nữa ?
- Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :
- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch, điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.
- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.
Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch thành quy nạy (hay từ quy nạp thành diễn dịch) được không?
- Nếu kết luận theo hướng trên thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.
- Có thể biến đổi đoạn văn này thành đoạn văn diễn dịch nhưng phải thay đổi cách dẫn dắt, chuyển ý.
- Ví dụ: "Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau: cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".
c. Trình bày các luận điểm chủ yếu đã được chuẩn bị ở nhà
- Hãy phát biểu luận điểm mà em vừa chuẩn bị trước tổ, sau đó, lắng nghe sự góp ý của các bạn và của thầy, cô giáo để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân.
- Với luận điểm "Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Hãy viết đoạn văn trình bày luận điểm trên
- Với luận điểm "Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống", có thể viết đoạn văn theo những luận cứ sau:
- Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
- Tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đó là một phương tiện không gì thay thế được.
- Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích mà qua đó, con người có thể không ngừng làm giàu vốn tri thức của mình.
2. Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Để nắm vững kiến thức về bài học, các em có thể tham khảo
bài soạn Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.