Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: SGK trang 205
- Giả định cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về việc giảng dạy và học tập môn Ngữ Văn THPT
- Chuẩn bị:
- Chủ đề: việc giảng dạy của thầy giáo, cô giáo
- Mục đích: nắm được thực trạng việc dạy học để có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
- Hệ thống câu hỏi phỏng vấn:
- Bạn có thích học môn Ngữ văn không? Tại sao?
- Bạn cảm thấy thầy/ cô dạy bạn như thế nào?
- Bạn thích nhất bài học nào?
- Cách giảng dạy nào của thầy/ cô làm bạn ấn tượng nhất?
- Bạn nghĩ môn Văn có cần thiết dùng bảng, sơ đồ đề học?
- Bạn thích nghe giảng hay thích được phát biểu, trao đổi về bài học?
- Bạn muốn học một buổi văn thuần túy ở lớp hay muốn có những buổi ngoại khóa? Bạn thấy tạo một game show trong tiết học có cần thiết không, có thu hút, làm bạn thích môn học không?
- Thự hiện
- Khi phỏng vấn biết cách dẫn dắt cuộc trò chuyện và khơi gợi hứng thú người trả lời ngoài hệ thống câu hỏi. Cần kiểm tra xem đã thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết cho chủ đề để đạt được mục đích phỏng vấn hay chưa để hiệu chỉnh hệ thống câu hỏi.
- Tôn trọng, nhã nhặn trong quá trình phỏng vấn
- Chuẩn bị:
Bài tập 2: SGK trang 206
Gợi ý:
- Sau khi phỏng vấn cần:
- Biên tập lại nội dung phỏng vấn: chính xác, trung thực, logic và sinh động
- Viết lời mở đầu cho bài phỏng vấn
- Đặt tên cho bài phỏng vấn
Bài tập 3: SGK trang 206
Gợi ý:
- Tiến hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về đề tài: Hỏi chuyện một người bạn đến từ một vùng quê (hoặc từ một quốc gia) khác.
- Về đề tài, có thể chọn một trong các đề tài sau:
- Tổng họp tất cả những vấn đề xoay quanh đối tượng phỏng vấn như: quê hương, gia đình, sở thích, lí do đến thăm (làng quê, thành phô' hoặc quốc gia) minh, những ấn tượng sâu đậm nhất của người bạn đó về con người, vùng quê, đất nước,... của mình.
- Có thể chia nhỏ các đề tài trên, ví như chỉ hỏi về học tập, về những ấn tượng đặc sắc của người bạn đối với vùng đất mới,...
- Về phương pháp: ngoài việc chuẩn bị câu hỏi, cần thể hiện được sự quan tâm, gần gũi, Ihân mật, lịch sự với tư cách là "chủ nhà" hoặc "khách mời"
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để nắm toàn bộ nội dung kiến thức cần thiết của bài học.
3. Hỏi đáp về bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.