Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Bài giảng dưới đây giúp các em củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận đã-được học ở tiết Tập làm vãn trước. Ngoài ra các em biết vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. Mong rằng bài giảng Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong văn bản nghị luận sẽ giúp các em nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.  

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị ở nhà

Cho đề bài: "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”.

Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cẩn thiết. 

  • Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch. 
  • Thân bài:
    • Lợi ích cụ thể của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh. 
    • Vể thể chất, tham quan, du lịch khiến cho học sinh thêm khỏe mạnh. 
    • Về tình cảm, tham quan, du lịch giúp học sinh tìm thấm được những niêm vui cho bản thân, có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước. 
    • Về kiến thức, tham quan, du lịch giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường qua những điều mắt thấy tai nghe, thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường. 
  • Kết bài: Khẳng định tác dụng của tham quan, du lịch.

1.2. Luyện tập trên lớp

Câu 1. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào? 

a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước. 

b) Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa cớ trong sách vở. 

c) Những chuyến tham quan, dụ lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường. 

d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. 

e) Những chuyến tham quan, giúp ta tăng cường sức khoẻ. 

  • Cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây chưa hợp lí. Vì đối với học sinh, tham quan, du lịch mục đích trước hết là phục vụ cho việc học tập mở rộng, nâng cao tri thức. Do đó, luận điểm (b) và (c) cần được ưu tiên đưa lên trước. Hai luận điểm (b) và (c) chỉ nên trình bày thành một luận điểm. Cụ thể sửa lại như sau: 
    • a) Những chuyên tham quan, du lịch giúp ta mở rộng, nâng cao tri thức. 
      • Khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường. 
      • Mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở. 
    • b) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước. 
    • c) Những chuyến tham quan, giúp ta tăng cường sức khoẻ. 
    • d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. 

Câu 2. Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau: (SGK, t.2, tr. 109) 

a. Tham khảo đoạn văn sau và tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong văn bản nghị luận.

  • Trong đoạn văn Đi bộ ngao du, sau khi nêu ý chính ("Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du ấy"), Ru-xô đã vận dụng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp để đưa các yếu tố biểu cảm vào bài:
  • Gián tiếp: nêu các yếu tố đối lập.
  • Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ: Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!...

b. Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:

  • Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành.
  • Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.
  • Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội.
  • Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn...
  • Trong đoạn trích (SGK, tr. 109), những cảm xúc được thể hiện khá rõ qua nhiều thủ pháp, nổi bật lên trong đó là những thủ pháp miêu tả, kể chuyện được đan xen, phối hợp với một giọng văn nhẹ nhàng nhưng khá truyền cảm.

Câu 3. Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tiếp tục đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài: “Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh ... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước”. 

  • Trước hết, bản thân người viết cũng phải có những tình cảm chân thực về quê hương, đất nước.
  • Không phải từ nào, câu nào cũng cần biểu cảm.
  • Lựa chọn thời điểm đưa từ ngữ, câu văn biểu cảm sao cho thích hợp.

2. Soạn bài Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Để nắm được lí thuyết và làm bài viết tốt, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?