Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Định hướng làm bài
- Trình bày bài luyện tập trên lớp.
2. Hướng dẫn soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Câu 1. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào?
a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước.
b) Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở.
c) Những chuyến tham quan, du lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.
d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
e) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta tăng cường sức khỏe.
Gợi ý:
- Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luân điểm theo trình tự trên chưa thật hợp lí:
- Đối với học sinh, tham quan, du lịch mục đích trước hết là phục vụ cho việc học tập mở rộng, nâng cao tri thức, đó là một nội dung trong chương trình học của học sinh.
- Luận điểm (b) và (c) cần được ưu tiên đưa lên trước và nên gộp lại thành 1 luận điểm.
- Sửa lại như sau:
a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta mở rộng, nâng cao tri thức. Khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường. Mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở.
b) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước.
c) Những chuyến tham quan, giúp ta tăng cường sức khoẻ.
d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
Câu 2. Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau:
a) Tham khảo đoạn văn sau và tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.
Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn!
(Ru-xô, Đi bộ ngao du)
b) Nếu phải trình bày luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui", hãy cho biết:
- Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
- Theo em, đoạn nghị luận dưới đây đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa?
Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan, du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Chắc các bạn vẫn chưa quên lần cả lớp đến tham quan Vịnh Hạ Long. Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt cả một cảnh trời biển, núi non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Lệ Quyên lúc đầu vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia đã tan đi hẳn, như có một phép màu. Niềm sung sướng ấy không thể có khi chúng ta suốt năm chỉ quanh quẩn trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc.
- Cần tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em? Có nên đưa vào đoạn văn các từ ngữ biểu cảm (ví dụ: biết bao nhiêu, diệu kì thay, có ai... lại, làm sao có được,...) không, và nếu có thì đưa vào chỗ nào trong đoạn? Em có định thay đổi một số câu văn để đoạn văn thêm sức truyền cảm không? (Ví dụ: Bạn có nhớ cái lần cả lớp chúng mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long không?)
- Hãy viết lại đoạn văn trên rồi trình bày trước tổ (trước lớp). Sau đó, cần lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và của các bạn để rút ra những kinh nghiệm thiết thực và bổ ích cho bản thân.
Gợi ý:
a) Qua đoạn văn trong Đi bộ ngao du ta có thể có một số gợi ý cho việc đưa yếu tố biểu cảm vào tác phẩm nghị luận như sau:
- Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ: Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!…
- Giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi.
b)
- Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:
- Vui vẻ, thích thú khi được đi tham qua
- Háo hức muốn khám phá địa điểm đó
- Ngỡ ngàng, sung sướng trước vẻ đẹp của cảnh quan
- ….
- Đoạn văn trong sách giáo khoa chưa thể hiện hết những cảm xúc ấy.
- Đoạn văn trong SGK chưa có yếu tố biểu cảm. Cần sửa lại cách dùng từ ngữ (thêm các từ ngữ biểu cảm như: biết bao nhiêu, kì diệu thay, có ai… lại, làm sao có được …), cách đặt câu trong đoạn văn trong SGK (Ví dụ: Bạn có nhớ cái lần cả lớp chúng mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long không?) để đoạn văn diễu đạt tình cảm của em một cách chân thực, rõ ràng, trong sáng và biểu cảm.
Câu 3. Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tiến tục đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề tài: "Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, KHi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh,... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước".
Gợi ý:
- Mở bài: Khẳng định rằng nhiều bài thơ em đã học như "Cảnh khuya" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Khi con tú hú" của Tố Hữu, "Quê hương" của Tế Hanh … đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước.
- Thân bài:
- Cảnh thiên nhiên đẹp, bình dị, thấm đẫn tình người.
- Cảnh thiên nhiên gắn liền với khát khao tự do, yêu đời, yêu cuộc sống.
- Cảnh thiên nhiên gắn liền với cảnh sinh hoạt, nỗi nhớ làng biển quê hương.
- Kết bài: Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của 3 nhà thơ qua 3 tác phẩm trên.
- Lưu ý: Yếu tố biểu cảm thể hiện qua cảm xúc chân thành trước tình cảm của nhà thơ (có thể là vui sướng, khát khao cháy bỏng, nỗi nhớ da diết…) học sinh dựa vào kiến thức đã học để sử dụng yếu tố biểu cảm chính xác và hay vào bài văn của mình.
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo
bài giảng Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
3. Hỏi đáp về bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.