Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Qua bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả giúp các em học sinh biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể. Ngoài ra các em cần củng cố kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

Tóm tắt bài

Câu 1. Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:

a. Theo em Kiều Phương là người như thế nào? từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.

  • Kiều phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân hậu.  
  • Ngoại hình: nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vệt màu. 
  • Lời nói: rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội khó chịu với người khác. 
  • Hành động: luôn hoạt bát, vui vẻ; chăm chỉ với công việc sáng tác tranh. Khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát và làm việc. 

b. Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?

  • Anh của Kiều Phương là người hẹp hòi, ghen tị.
  • Hình ảnh người anh trong bức tranh của Kiều Phương khác với người anh trong hiện thực. Tuy nhiên, bức tranh đã làm cho người anh hối hận và nhận ra mình phải phấn đấu hơn nữa.

Câu 2. Hãy kể các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình (Trong khi nói chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bản thân)

Lập dàn ý ra nháp.

Nói theo dàn ý đã chuẩn bị.

  • Mở bài: Giới thiệu chung về người mà em muốn kể.
  • Thân bài: 
    • Ngoại hình: khuôn mặt, vóng dáng, nước da, màu tóc, mũi,...
    • Tính cách: Trầm tư (sôi nổi), hay cười, vui tươi,...
    • Cách đối xử với mọi người: Thân thiện, dễ gần, hòa đồng, vui vẻ,...
  • Kết bài: Tình cảm của em với người đó.

Câu 3

a. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây

Đó là một đêm trăng như thế nào?

Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng?

Để miểu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào?

b. Dựa vào dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng trên biển. Trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì?

Nêu ra những ý lớn định nói như  một dàn ý

Nói cho các bạn trong lớp cùng nghe.

  • Mở bài: Giới thiệu cảnh đêm trăng (thời gian, địa điểm, hoàn cảnh tiếp xúc)
  • Thân bài:
    • Trước khi trời tối:
      • Nhà nhà chuẩn bị lên đèn điện.
      • Cảnh vật trang nghiêm chờ trăng lên.
    • Trời tối:
      • Trăng hiện ra, vầng trăng tròn,...
      • Bầu trời với những vì sao lấp lánh,...
      • Cây cối dưới trăng,...
      • Nhà cửa...
      • Đường làng, ngõ phố sáng trưng...
      • Trẻ con tụ tập  chơi trốn tìm...
    • Trời về khuya
      • Không gian trong vắt, tiếng côn trùng rả rích.
      • Càng lúc trăng càng nhỏ dần nhưng sáng dần
  • Kết bài: Cảm nghĩ vê đêm trăng.

Câu 4. Hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng trên biển. Trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì?

  • Mở bài: 
    • Giới thiệu quang cảnh mặt trời mọc trên biển.
  • Thân bài: 
    • Tả bao quát cảnh biển.
    • Tả cảnh cụ thể:
      • Mặt trời: tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
      • Bầu trời: trong veo rực sáng.
      • Mặt biển: phẳng lì như tờ giấy xanh mịn.
      • Sóng biển: tung bọt trắng xóa, liếm vào bãi cát.
      • Bãi cát: mịn màng và mát rượi.
      • Những con thuyền: mệt mỏi uể oải, nằm gối dầu trên bãi cát.
  • Kết bài: Cảm nghĩ của em trước cảnh thiên nhiên biển.

Câu 5. Từ một số truyện cổ đã học, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình

Những câu chuyện cổ “Thạch Sanh”, “Thánh Gióng”, đã để lại trong em ấn tượng rất đẹp về người dũng sĩ. Các anh là những chàng trai còn trẻ, thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ. Ngày thường, khi giúp đỡ gia đình, các anh ăn mặc không khác người bình thường, cũng đóng khố, cởi trần để làm ruộng, đốn củi. Làn đa đỏ như đồng thau; những lúc cày cuốc, bắp chân, bắp tay nổi lên cuồn cuộn. Trên gương mặt luôn nở nụ cười tươi còn thánh thót bao giọt mồ hôi nóng hổi. Vậy mà khi ra trận, nhìn các anh dũng sĩ thật oai hùng! Các anh mặc quán áo giáp sắt, đội mũ sắt phủ kín từ đỉnh đầu đến gót chân, vững vàng như một pho tượng sắt. Dáng vẻ lực lưỡng, mạnh mẽ càng khiến các anh giống các thiên thần. Khi xung trận, anh rạp người trên mình ngựa. Những tiếng hét xung trận vang rền của anh khiến quân thù khiếp sợ, sự dũng mãnh của anh khiến cho chúng kinh hoàng. 

 

2. Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Để nắm được nội dung bài học vững hơn, các em có thể tham khảo

bài soạn Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?