Qua bài học các em hiểu được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm với những người lao động bình thường. Thấy được giá trị nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
- Quê quán: Làng Tân Thới, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
- Cuộc đời:
- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.
- Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang.
- Tình chung đau xót: đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc.
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những nửa sau thế kỉ XIX.
b. Tác phẩm
- Các tác phẩm chính của ông:
- Các truyện thơ: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
- Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, v.v...
- Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục.
- Đoạn trích
- Đoạn này nằm ở phần thứ hai của truyện.
- Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do đố kị, ghen ghét tài năng của Vân Tiên.
c. Bố cục: 2 phần
- Văn bản được bố cục thành hai phần.
- Phần 1: 8 câu đầu: Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên.
- Phần 2: Còn lại: Vân Tiên được cứu giúp
1.2. Đọc hiểu văn bản
a. Tội ác của Trịnh Hâm
-
Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù loà, bơ vơ nơi đất khách.
-
Trịnh Hâm đã "giúp đỡ" Lục Vân Tiên. "Đêm khuya lặng lẽ như tờ…Cho người thức dạy lấy lời phui pha".
→ Việc làm có sự sắp xếp, chuẩn bị, mưu tính trước sau.
- Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình ngay từ khi mới gặp nhau, kết bạn với nhau thấy Vân Tiên tài cao, Trịnh Hâm đã có thái độ: so đo, lo âu.
- Dù bạn đã mù song Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt hắn, đã trở thành bản chất con người hắn.
⇒ Trịnh Hâm: độc ác, bất nhân (đang tay hãm hại con người đang cơn hoạn nạn…), bất nghĩa (Vân Tiên là bạn của hắn), mưu mô, xảo quyệt.
b. Việc làm nhân đức và nhân cách của Ngư ông
-
Được Giao Long "dìu đỡ".
-
Được ông Ngư và gia đình cứu sống.
"Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày".
-
Từ ngữ mộc mạc, trau chuốt, kể lại sự việc.
⇒ Cả nhà dường như nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người một việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình ông Ngư đối với người bị nạn.
- Biết tình cảnh khốn khổ của Vân Tiên.
- Ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng
"Ngư rằng: Người ở cùng ta
Hôm nay hẩm hót với già cho vui".
- Không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng hề báo đáp:
"Ngư răng: Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn"
→ Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.
- Cuộc sống của Ngư ông: "Rày doi mai vịnh vui vầy".
→ Lời thơ thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm.
⇒ Cuộc sống phóng khoáng, hoà nhập bầu bạn với thiên nhiên. Đó là cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, mưu danh, trục lợi, sẵn sàng trà đạp lên đạo đức, nhân nghĩa.
- Lời nói về cuộc sống của Ngư ông chính là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, một lối sống đáng mơ ước đối với con người.
⇒ Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện vào con người lao động bình thường, bộc lộ quan điểm nhân dân tiến bộ. Ông hiểu cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn ngời có địa vị cao sang, nhưng vẫn còn những cái đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát, tôn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả với nhân dân lao động.
-
Nghệ thuật
- Cách sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn.
- Lời thơ mộc mạc, giản dị.
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc.
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề: Phân tích nhân vật Ngư ông trong đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn" của Nguyễn Đình Chiểu.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nội dung đoạn trích nói đến cái thiện và cái ác giữa nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn.
2. Thân bài
- Hình ảnh ông Ngư
- Hình ảnh miêu tả cho thấy gia đình ông Ngư thật đẹp, đẹp từ quan niệm sống đến việc làm nhân đức. Thấy người bị nạn ông đã lập tức cứu giúp.
“Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”
- Các câu thơ bình dị, tự nhiên trên không những đã kể lại một hành động nhân nghĩa mà còn gợi tả hết mối chân tình của cả gia đình ông Ngư đối với người bị nạn.
- Cứu sống Vân Tiên, ông còn lưu giữ chàng ở lại gia đình mình.
- Dù gia cảnh ông rất nghèo nhưng ông sẵn lòng đùm bọc kẻ tật nguyền không chốn dựa nương.
- Ông Ngư đã không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên không lấy gì báo đáp:
“Ngư rằng : Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn”.
- Không chỉ việc làm, quan niệm sống và cả phong cách sống của ông Ngư cũng rất đẹp : Nghèo mà trong sạch, không màng danh lợi.
- Ông sống ung dung tự do tự tại, kiếm sống bằng chính sức lao động của mình: “Khoẻ quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm” .
- Cuộc sống của ông rất mực thanh cao, vui cùng bầu trời, vui cùng gió trăng sông nước: “ Một bầu trời đất vui thầm ai hay”, “Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng”.
- Rất đẹp cả từ hành động đến quan niệm sống.
- Ông Ngư là hình ảnh tiêu biểu của người dân lao động, cho đạo đức cao đẹp và trong sáng của nhân dân.
→ Thái độ tác giả ở đây cũng rất rõ ràng: Ông hết lòng thương yêu những con người có nhân cách cao thượng như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Ông Ngư,... và ông cũng ghét cay ghét đắng những kẻ xấu, kẻ ác như bọn cướp, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm,...Nhà thơ đã hết lòng tin tưởng nơi nhân dân lao động, những người tuy nghèo khổ nhưng đầy lòng nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài.
3. Kết bài
- Bằng lời thơ mộc mạc, giản dị tác giả cho thấy cái thiện và cái ác trong đoạn trích.
- Lòng tin của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân lao động giàu lòng vị tha và nhân hậu.
3. Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn
Đoạn thơ Lục Vân Tiên gặp nạn một lần nữa cho thấy tư tưởng nhân nghĩa được tỏa sáng trong Truyện Lục Vân Tiên và thể hiện niềm tin của nhà thơ mù đất Đồng Nai đối với nhân dân giữa thời loạn lạc. Để dễ dàng nắm được những nội dung về bài thơ này, các em có thể tham khảo bài soạn văn tại đây: Bài soạn Lục Vân Tiên gặp nạn.
4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Lục Vân Tiên gặp nạn
Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn sẽ giúp các em cảm nhận được lòng đố kị, ganh ghét, ác độc của Trịnh Hâm đối với Vân Tiên. Đồng thời, các em cũng sẽ thấy được tấm lòng nhân từ và cách sống của Ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn ngời sáng như thế nào? Để thấy được những điều đó, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: