Hướng dẫn chi tiết
2. Tóm tắt nội dung bài học
- Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.
- Trong luật thơ, tiếng là đơn vị quan trọng. Số tiếng định hình trong dòng thơ, sự phối hợp thanh điệu của tiếng, sự đối lập hay kết dính ở dòng trước với dòng sau, sự ngắt nhịp thơ… đều trở thành quy tắc của thơ ca truyền thống, đặc biệt là các thể thơ luật Đường. Thơ hiện đại có nhiều biến đối nhưng nhiều trường hợp vẫn dựa trên quy tắc truyền thống.
- Các thể thơ truyền thống bao gồm thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn luật Đường, thất ngôn luật Đường. Các thể thơ hiện đại có thơ bốn tiếng, bảy tiếng, tám tiếng…,thơ tự do và thơ văn xuôi.
3. Soạn bài Luật thơ
Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thơ thất ngôn Đường luật qua các ví dụ sau:
a.Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mở mịt thức mây.
Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
(Đoàn Thị Điểm (?) Chinh phụ ngâm)
b. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
Gợi ý làm bài:
Câu a: Xét hai câu thơ bảy tiếng:
Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
- Gieo vần: “Nguyệt, mịt”: Tiếng thứ 7 và tiếng thứ 5 → vần lưng.
- Ngắt nhịp: ¾
Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền / mở mịt thức mây.
- Hài thanh: Tiếng thứ 3: “ thành, Tuyền”: đều là thanh B.
Câu b:
- Gieo vần: “xa, hoa, nhà”: Tiếng cuối câu 1, 2, 4 → vần chân, vần cách ( hoa – nhà).
- Ngắt nhịp: 4/3.
Tiếng suối trong như / tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo / nỗi nước nhà.
- Hài thanh: Tiếng thứ 2, 4, 6 tuân thủ đúng luật hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
- Tiếng thứ 2 các dòng: suối, lồng, khuya, ngủ (T - B - B - T).
- Tiếng thứ 4 các dòng: như, thụ, vẽ, lo (B - T - T - B).
- Tiếng thứ 6 các dòng: hát, lồng, chưa, nước (T - B - B - T).
Để nắm vững hơn các kiến thức cơ bản đã học về luật thơ, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luật thơ.
4. Hỏi đáp về bài Luật thơ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.