Qua bài học giúp các em nắm được thế nào là truyện cười? Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới. Hiểu được nghệ thuật gây cười và kể được truyện này.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
-
Khái niệm truyện cười
- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Những của được đem khoe
- Một cái áo mới may.
- Một con lợn để cưới.
→ Những cái rất bình thường
⇒ Đáng cười, lố bịch
⇒ Chế giễu tính khoe khoang, nhất là khoe của.
b. Cách khoe của
- Anh lợn cưới
- Đang tất tưởi chạy tìm lợn sổng.
- Hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Mục đích: Khoe lợn, khoe của.
- Anh áo mới
- Đứng hóng ở cửa để đợi người ta khen.
- Kiên trì đứng đợi từ sáng đến chiều.
- Giơ vạt áo, bảo: “Từ lúc tôi...”.
→ Điệu bộ lố bịch, tức cười; thừa hẳn một vế.
-
Tổng kết
-
Ý nghĩa
- Phê phán tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội
- Biến nhân vật thành trò cười.
-
Nghệ thuật
- Tạo tình huống gây cười.
- Kết thúc bất ngờ.
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài: Nêu bài học rút ra từ truyện "Lợn cưới, áo mới".
1. Mở bài
- Nếu truyện thần thoại nhằm giải thích những hiện tượng tự nhiên, truyện truyền thuyết kế về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, truyện cổ tích kề về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc thì truyện cười lại nhằm đem lại tiếng cười cho nhân dân. Tiếng cười đó có thể là để giải trí sau những ngày lao động một nhọc, có thể để chế giễu, phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống hàng ngày...
- "Lợn cưới, áo mới" là một truyện cười hay. Tuy dung lượng ngắn nhưng bài học rút ra từ câu chuyện lại rất sâu sắc.
2. Thân bài
a. Nội dung câu chuyện
- Câu chuyện phê phán những kẻ hợm hĩnh khoe của
- Trong truyện, ta bắt gặp hai anh có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen. Một anh thì muốn khoe với mọi người mình có con lợn cưới.
- Người có áo mới thì mặc ngay và đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chí vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” rất đắt. Nó lột tả được những điều đáng chê cười ở anh chàng này. Một cái áo mới thì có gì đâu mà đến nổi bỏ cả công ăn việc làm, chỉ “hóng” ở cửa để khoe. Người ta thường nói: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Trẻ được manh áo mới thì vui mừng đem khoe với chúng bạn. Còn người đàn ông kia lại muốn khoe áo mới và khi không có ai khen thì tức lắm. Khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” thì lẽ ra anh ta phái trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì có lẽ câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ mục đích “khoe”của anh ta. Thật là buồn cười và lố bịch.
- Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh đặc biệt. Lợn sổng, lẽ ra anh ta phải nhanh chạy đi tìm nó. Với dáng bộ hớt ha hớt hải thì khi gặp người, câu đầu tiên mà anh ta phải hỏi chính là: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” mới hợp lí. Thật bất ngờ khi anh ta lại hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Việc gì anh phải nói “lợn cưới” ở đây. Rõ ràng câu hỏi đó của anh chứa đựng hai mục đích. Một là đi tìm lợn. Hai là anh khoe của nhưng nội dung nghiêng về khoe của hơn vì khi đọc, ta sẽ phải nhấn giọng ở từ “lợn cưới”.
- Tóm lại, hình như tật xấu khoe khoang đã thấm vào máu thịt của hai anh chàng này. Chi chờ có điều kiện là thói quen ấy bật ra ngay. Một anh thì “chộp” ngay lấy anh chàng đứng ở cửa kia để khoe “lợn cưới”. Một anh thì “chộp” ngay lấy người hỏi mình để khoe “áo mới”. Thật là đáng cười, đáng chê trách cho những kẻ hợm hĩnh, khoe khoang.
b. Bài học rút ra từ câu chuyện
- Câu chuyện ngắn gọn nhưng đã cho ta một bài học sâu sắc.
- Câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác, khoe khoang qua tiếng cười hóm hỉnh của nhân dân.
- Câu chuyện khuyên ta hãy sống khiêm tốn. Đức độ và tài năng của mỗi người sẽ được bộc lộ qua việc làm chứ không bộc lộ qua lời nói.
- Thước đo giá trị con người không phải bằng tiền bạc mà bằng tài năng, trí tuệ và sự đóng góp, cống hiến của người đó đối với cộng đồng, xã hội.
3. Kết bài
- Trong cuộc sống ngày nay, bệnh khoe khoang vẫn còn tồn tại. Vì vậy, chúng ta cần phê phán để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.
- Câu chuyện là bài học bố ích cho bản thân em. Trong học tập và trong cuộc sống em không được coi khinh những bạn có điều kiện kinh tế không bằng mình. Và điều quan trọng là em phải biết khiêm tốn, không khoe khoang, khoác lác.
3. Soạn bài Lợn cưới áo mới
“Lợn cưới áo mới” là truyện cười đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Để hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản, các em có thể tham khảo bài soạn văn tại đây: Bài soạn Lợn cưới áo mới.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Lợn cưới áo mới
Truyện “Lợn cưới, áo mới” phê phán nhẹ nhàng thói hay khoe của, thói xấu của một số người. Bởi vậy truyện không hoàn toàn là mua vui, hài hước, mà thấp thoáng có ẩn giấu một nụ cười mỉa mai, chế giễu cái bệnh “khoe của” đó. Để viết được một bài văn phân tích hoặc kể lại câu chuyện ngụ ngôn này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu sau: