Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khái niệm lập luận
-
Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
-
- Khái niệm luận điểm
-
Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết trong bài văn nghị luận.
-
- Khái niệm luận cứ
-
Là những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục dùng để thuyết minh cho luận điểm.
-
- Cách xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận
- Xác định luận điểm chính xác, minh bạch.
- Tìm các luận cứ (lý lẽ và bằng chứng) thuyết phục.
- Vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý (phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp nêu phản đề...).
2. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và các phương pháp lập luận trong đoạn trích của bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Ngữ văn 10, tập 1, trang 109).
-
Luận điểm: "Chủ nghĩa nhân đạo trong ăn học trung đại cũng rất phong phú, đa dạng".
-
Luận cứ
-
Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện:
-
"Lòng thương người; lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên con người.
-
"Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính, như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về chân lý, chính nghĩa".
-
"Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lý tốt đẹp giữa người với người".
-
-
Dẫn chứng:
-
Các tác phẩm văn học đời Lí- Trần.
-
VHVN thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX.
-
-
- Các phương pháp lập luận
-
Theo phương pháp quy nạp.
-
Câu 2: Các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích
- Tăng thêm sự hiểu biết kiến thức về tự nhiên, xã hội.
- Giúp ta tích luỹ vốn từ phong phú, khả năng diễn đạt.
- Giúp ta tự nhận thức bản thân mình.
- Chắp cánh ước mơ cho mỗi chúng ta.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:
- Đất đai bị xói mòn,sa mạc hóa.
- Không khí ô nhiễm.
- Nước bị nhiễm bẩn ko thể tưới cây, ăn uống, tắm rửa.
- Môi sinh đang bị tàn phá, bị hủy diệt.
c. Văn học Dân gian (VHDG) là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
- VHDG là những tác phẩm ngôn từ.
- VHDG là những tác phẩm truyền miệng.
Câu 3: Chọn một trong các lập luận vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một bài văn
Đề bài
Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề.
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài
- Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Sự ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm
- Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,…
- Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,…
b. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta
- Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khímột nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,…
- Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,…
- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,… đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn….
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng… đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.
c. Nguyên nhân – Hậu quả
Nguyên nhân
-
Khách quan
- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp…
- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân…
- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường…
-
Chủ quan
- Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.
- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,…
- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế…
Hậu quả
- Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện…
- Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người.
- Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều lọai bệnh về đường hô hấp….
d. Giải pháp
- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)
- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh – sạch – đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.
- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.
- Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
3. Kết bài
- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra mt sống trong lành cho con người,…
- Bài học cho mỗi người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, để củng cố kiến thức của bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lập luận trong văn nghị luận.
3. Hỏi đáp về bài Lập luận trong văn nghị luận
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.