Kiến thức cần nhớ và các dạng toán về số bị trừ, số trừ, hiệu của tiểu học

DẠNG TOÁN VỀ SỐ BỊ TRỪ, SỐ TRỪ, HIỆU

1. Kiến thức cần nhớ

Các em cần ghi nhớ tên gọi và vị trí của số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép tính trừ.

Trong các bài toán liên quan đến phép trừ (hiệu), các em cần phân biệt rõ 3 đối tượng là SỐ BỊ TRỪSỐ TRỪ và HIỆU.

Trong các phép tính có dạng (kiểu, hình thức) giống như A−B=CA−B=C thì

A được gọi là SỐ BỊ TRỪ

B được gọi là SỐ TRỪ

C được gọi là HIỆU

Nói cách khác, phép tính trừ có dạng: SỐ BỊ TRỪ – SỐ TRỪ = HIỆU

Ví dụ. Em hãy chỉ ra đâu là SỐ BỊ TRỪ, đâu là SỐ TRỪ, đâu là HIỆU trong các phép tính sau:

15-8=7

35-20=15

27-14=13

Lời giải.

Trong phép trừ 15-8=7 thì 1515 là số bị trừ, 88 là số trừ, 77 là hiệu.

35-20=15 thì 3535 là số bị trừ, 2020 là số trừ, 1515 là hiệu.

27-14=13 thì 2727 là số bị trừ, 1414 là số trừ, 1313 là hiệu.

Trong các bài toán đố, các câu hỏi có lời văn:

SỐ BỊ TRỪ: Chính là số được đem đi trừ, là giá trị bị lấy đi (trong các bài toán, đây chính là số bị bớt đi, số bị giảm đi, bị cho đi, bị bán đi, bị lấy đi…)

SỐ TRỪ: Chính là số cần lấy đi, giá trị lấy đi (số hàng hóa bán được, số con gà

HIỆU: Là kết quả còn lại, là phần còn lại (số hàng hóa còn lại, số đồ vật còn lại,…)

Ví dụ. Bạn Phương có 5 quả ổi, bạn Phương cho bạn Nga 3 quả. Hỏi bạn Phương còn mấy quả ổi?

Muốn giải được bài toán trên, các em cần biết:

Ở đây, số bị cho đi là 5, đó chính là SỐ BỊ TRỪ

Số cho đi là 3, đây chính là SỐ TRỪ

Số quả ổi bạn Phương còn lại chính là HIỆU

Do đó, chúng ta có phép tính 5-3=2. Lời giải như sau:

Lời giải.

Số quả ổi bạn Phương còn lại là

5-3=2 (quả ổi)

Đáp số: 2 quả ổi.

2. Các dạng toán

2.1. Dạng 1: Thực hiện phép tính

Đặt phép tính theo cột dọc, các chữ số cùng một hàng được đặt thẳng với nhau.

Thực hiện phép trừ theo thứ tự từ hàng đơn vị đến hàng chục.

Ví dụ. Đặt tính rồi tính: 18-5

Giải.

Ví dụ. Thực hiện các phép tính sau:

2.2. Dạng 2: Toán đố

Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.

Tìm cách giải: Dựa vào các từ khóa của bài toán như tìm “tất cả”, “còn lại”… và yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.

Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.

Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.

Ví dụ. Một người nông dân nuôi 13 con gà, sau đó người ấy bán đi 2 con. Hỏi người nông dân đó còn lại bao nhiêu con gà?

Giải.

Người nông dân đó còn lại số con gà là:

13-2=11 (con)

Đáp số: 11 con gà.

2.3. Dạng 3: Tính nhẩm

Khi thực hiện phép trừ các số tròn chục mà không cần đặt tính.

Trừ các chữ số ở hàng chục.

Viết thêm vào kết quả một chữ số 0

Ví dụ. Tính nhẩm: 90-30-10 = …

Giải.

Em nhẩm: 9-3-1=5

Vậy 90-30-10=50

Số cần điền vào chỗ chấm là 50

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Kiến thức cần nhớ và các dạng toán về số bị trừ, số trừ, hiệu của tiểu học. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?