Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, phát triển qua bốn giai đoạn.
- Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.
- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: tính quy phạm, tính trang nhã, vừa tiếp thu tinh hoa văn học nước ngoài, vừa sáng tạo những giá trị văn học mới mang bản sắc dân tộc
2. Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX chương trình chuẩn
Câu 1: Nêu những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
- Điểm chung: Đều là sáng tác của người Việt; đều ít nhiều ảnh hưởng văn học phong kiến Trung Quốc, đều có những thành tựu to lớn.
- Điểm riêng:
- Văn học chữ Hán
- Văn học chữ Hán ra đời từ thế kỉ X.
- Dùng chữ nước ngoài (chữ Hán) để sáng tác.
- Chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Trung Quốc, đặc biệt về thể loại văn học.
- Bao gồm cả thơ và văn xuôi.
- Văn học chữ Hán
- Văn học chữ Nôm
- Khoảng cuối thế kỉ XIII, văn học chữ Nôm mới bắt đầu xuất hiện.
- Dùng chữ dân tộc (chữ Nôm) để sáng tác.
- Ít ảnh hưởng văn học Trung Quốc, sử dụng các thể loại văn học dân tộc và một số thể loại của Trung Quốc đã được Việt hóa.
- Thơ chiếm đa số.
Câu 2: Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II (các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam theo mẫu sau:
Giai đoạn văn học | Nội dung | Nghệ thuật | Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Từ TK.X đến hết TK.XIV | Chủ nghĩa yêu nước với âm hưởng hào hùng |
|
|
Từ TK.XV đến hết TK.XVII | Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng ngợi ca, đến phản ánh và phê phán hiện thực |
|
|
Từ TK.XVIII đến nửa đầu TK. XIX | Chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện và phát triển tới đỉnh cao |
|
|
Từ nửa cuối TK.XIX | Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng bi tráng; có tư tưởng cách tân đất nước |
|
|
Câu 3: Nêu một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS để làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Các đặc điểm lớn về nội dung gồm: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.
- Các tác phẩm văn học trong đại đã học ở THCS.
- Các tác phẩm chứng minh cho chủ nghĩa yêu nước
- Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt)
- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
- Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)
- Các tác phẩm chứng minh cho chủ nghĩa nhân đạo
- Thơ văn Nguyễn Du
- Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm)
- Mời trầu, Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
- Các tác phẩm trên chứng minh cho cảm hứng thế sự
- Qua đèo ngang, Thăng Long hành hoài cổ, Chiều hôm nhớ bà (Bà Huyện Thanh Quan).
- Thói đời (Nguyễn Công Trứ)
- Các tác phẩm chứng minh cho chủ nghĩa yêu nước
Câu 4: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật?
Từ những đặc điểm này, theo anh (chị), cách đọc văn học trung đại có điều gì khác cách đọc văn học hiện đại?
- Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn về nghệ thuật:
- Các đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại gồm: tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm, tính trang nhã và xu hướng bình dị, tính dân tộc và tiếp thu tinh hoa của văn học nước ngoài.
- Suy ra cách đọc văn học trung đại có điều gì khác cách đọc văn học hiện đại
- Coi trọng tính quy phạm (nắm vững tính quy phạm như: niêm, luật trong thơ Đường...), nhưng đồng thời đánh giá đúng mức tính sáng tạo ở chỗ phá vỡ tính quy phạm.
- Chú ý đến vẻ đẹp trang nhã. Không phải miêu tả, biểu hiện trần trụi mà theo kiểu tượng trưng, ước lệ, cùng nhiều điển cố, điện tích, dùng nhiều mĩ từ. Nhưng đồng thời cũng coi trọng sự bình dị, gần gũi với đại chúng. Bởi một lẽ đơn giản, các nhà văn không sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng biệt với ngôn ngữ dân tộc. Rất nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày, nhiều tục ngữ, thành ngữ, ca dao là thi văn liệu cho sáng tác. Truyện kiều, kiệt tác văn chương trinh đại là một ví dụ điển hình.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.
3. Soạn bài giảng Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX chương trình Nâng cao
Câu 1: Vị trí của văn học trung đại Việt Nam trong nền văn học dân tộc.
Gợi ý:
- Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, văn học trung đại có một vị trí cực kì quan trọng. Từ đây tiếng Việt văn học đã ra đời cùng với hệ thống thể loại ngoại nhập được dân tộc hóa và các thể loại nội sinh thuần Việt. Đó cũng là thời kì hình thành các truyền thống tư tưởng và nghệ thuật quan trọng nhất, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển phong phú của văn học dân tộc về sau.
Câu 2: Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua bốn giai đoạn. Hãy nêu một cách khái quát nhất thành tựu văn học của từng giai đoạn.
Gợi ý:
- Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV: văn học giai đoạn này đã đặt nền móng toàn diện và vững chắc cho văn học Việt Nam, từ chữ viết đến thể loại, từ nội dung đến hình thức, từ phương thức tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nước ngoài, văn hóa dân gian trong nước đến việc Việt hóa và bước đầu sáng tạo các giá trị văn học.
- Văn học giai đoạn này có những áng văn giá trị: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Dụ chư tì tướng hịch văn (thường gọi tắt là Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn), Việt điện u linh tập (Lí Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp),...
- Văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII: văn học giai đoạn này chuyển mạnh theo hướng dân tộc hóa từ ngôn ngữ đến thể loại, từ nội dung đến hình thức.
- Văn học giai đoạn này có những tác phẩm: Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (Thân Nhân Trung), Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi (Nguyễn Bỉnh Khiêm),..
- Văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX: văn học viết vẫn phát triển và đạt đến độ rực rỡ nahats: phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại và đạt được nhiều thành tựu đỉnh cao về nghệ thuật.
- Văn học gia đoạn này có các tác phẩm như: Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự), Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều của Nguyễn Du), Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều),...
- Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX: ngoài văn học chữ Hán và chữ Nôm, ở giai đoạn này, văn học viết bằng chữu quốc ngữ bắt đầu ra đời ở Nam Bộ.
Câu 3: Văn học trung đại Việt Nam có những đặc điểm cơ bản gì? Cho biết nội dung các đặc điểm ấy và nêu ví dụ chứng minh.
Gợi ý:
- Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người: do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, ngay từ khi mới ra đời, văn học trung đại Việt Nam đã gắn bó với vận mệnh đất nước và con người. Tác phẩm chủ yếu của văn học thời kì này là những bài ca yêu nước, những áng văn thể hiện nỗi băn khoăn day dứt trước số phận con người. Chủ đề nổi bật của văn học trung đại Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. Ví dụ: Dụ chư tì tướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)...
- Luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian. Văn học dân gian của bất cứ dân tộc nào cũng là sự kết tinh tư tưởng, tình cảm, trí tuệ và tài hoa của nhân dân. Ví dụ: Viện điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử kí toàn thư, ...
- Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam.
- Trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa.
4. Hỏi đáp về bài bài giảng Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.