Bài học sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp và hai quá trình trong hoạt động giao tiếp, đồng thời cũng sẽ giúp các em nâng cao các kĩ năng trong quá trình giao tiếp. Mong rằng bài giảng sẽ giúp các em có thêm kiến thức và kĩ năng cần thiết trong quá trình giao tiếp.
Tóm tắt bài
1.1. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
a. Khái niệm
Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, vê tình cảm, về hành động... Chính giao tiếp làm cho con người nâng cao hiểu biết, tiếp nhận được tri thức, thống nhất được hành động. Con người giao tiếp nhằm mục đích: nhận thức, hạnh động, biểu lộ cảm xúc.
b. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình
- Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)
- Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện).
⇒ Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác
c. Các nhân tố giao tiếp
Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố:
- Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, với với ai, viết cho ai?
- Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
- Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì?
- Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
- Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?
Bài tập minh họa
Ví dụ
Hãy làm rõ hoạt động giao tiếp trong quá trình đọc truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Gợi ý làm bài:
Các em có thể dựa vào các gợi ý sau để làm rõ vấn đề:
- Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa người viết/ nói (tác giả hay người viết) với người đọc (người nghe hay độc giả)
- Hoạt động giao tiếp được tiến hành trong hoàn cảnh: ở nhà, ở lớp học, hay theo kế hoạch đọ sách của mỗi cá nhân...
- Nội dung giao tiếp: Nội dung mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc qua câu chuyện tác giả viết (nội dung thuộc về lĩnh vực văn học, về những tình tiết, sự kiện, cảm xúc àm tác giả tạo nên qua câu chuyện)
- Mục đích: Thông qua câu chuyện, người đọc nắm được các cốt truyện, các chi tiết, lí giải được các sự việc tác giả đưa ra và rút ra bài học cho mỗi cá nhân trong cuộc sống....
- Phương tiện và cách thức tổ chức:
- Phương tiện ngôn ngữ : sử dụng ngôn ngữ văn chương.
- Cách thức giao tiếp : dùng văn phong cách ngôn ngữ nghệ thuật kết hợp với các phong cách ngôn ngữ khác (nếu có), cách viết rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
- Kết cấu văn bản: rõ ràng, có chương, mục, có tổ chức các sự việc, tình huống hợp lí, lo gic....
3. Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Để nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp và hai quá trình trong hoạt động giao tiếp, các em có thể tham khảo