Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có lời giải

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

 

Câu 1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ "văn hóa"

Ngữ nghĩa của từ văn hóa:

  • Văn hóa là khái niệm chỉ khía cạnh tinh thần.
  • Văn hóa dân tộc là những thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc
  • Văn hóa là học vấn và tri thức của một con người.
  • Văn hóa còn là cách ứng xử thể hiện sự hiểu biết và cách nhận thứ cao.

Câu 2. Phân biệt khái niệm "văn hóa" với khái niệm "văn minh", "văn hiến", "văn vật".

  • Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
  • Văn minh: nền văn hóa phát triển ở mức độ cao (đặc trưng), nó có những đặc trưng cho cả một xã hội rộng lớn, một thời đại và cả nhân loại.
  • Văn hiến: là những truyển thống văn hóa lâu đời còn lưu giữ được.
  • Văn vật: truyển thống văn hóa biểu hiện ở các giá trị vật chất như nhân tài và di tích, công trình, hiện vật.

Văn vật

Văn hiến

Văn hóa

Văn minh

Thiên về giá trị Vật chất

Thiên về giá trị tinh thần

Chứa cả giá trị vật chất và tinh thần

Thên về giá trị vật chất - kĩ thuật

Có bề dày lịch sử

Chỉ trình độ phát triển

Có tính dân tộc

Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp

Gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị

 

Câu 3. Nêu định nghĩa về văn hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

Câu 4. Nêu một vài nguyên tắc trong nghiên cứu văn hóa.

  • Văn hóa học
    • Là khoa học nghiên cứu về các vấn đề vă hóa của một địa phương, dân tộc hay cả nhân loại
  • Các chuyên nghành.
    • Văn hóa đại cương (vấn đề văn hóa)
    • Địa lý văn hóa (nghiên cứu dưới góc độ đất đai)
    • Lịch sử (nghiên cứu trong tiến trình lịch sử)
    • Cơ sở (một nền văn hóa bao gồm sử và địa văn hóa, bảo tồn và phát triển văn hóa)
    • Văn hóa là đặc trưng của con người nên phải được truền dạy và tiếp thu.
    • Văn hóa giúp cải thiện cuộc sống, tâm hồn ra khỏi những hệ lụy tầm thường của vật chất. (không đồng nhất ở mọi nơi, mọi lúc và mọi vần đề)
    • Cần có thái độ tôn trọng và khoan dung vì văn hóa là chìa khóa của sự hòa nhập.

Câu 5. Có mấy loại hình văn hóa nhân loại? Đó là những loại hình văn hóa nào?

Có hai loại hình văn hóa nhân loại là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình văn hoá gốc du mục.

Câu 6. Cho biết về sự khoanh vùng địa lý của văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp.

  • Văn hóa du mục: Tây Bắc Châu Âu và Bắc Trung Quốc, phía nam sông Dương Tủ, TQ
  • Văn hóa gốc nông nghiệp: Chỉ có ở vủng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ, Đông TQ, Okinawa, Bang Asem Ấn Độ..
  • Giữa hai vùng văn hóa có sự chuyển tiếp giữa Tây Nam Á, Đông Bắc Ấn, Đông Bắc Á và Siberia.
  • Xác định theo phân vùng văn hóa trong quá khứ thì văn hóa du mục hiện nay chỉ còn ở vùng chuyển tiếp. Ngày nay văn hóa du mục đã bi thay thế ở phương Tây.

Câu 7. So sánh cơ sở, điều kiện hình thành hai loại hình văn hóa cùng những hệ quả của nó.

Văn hóa gốc du mục

Văn hóa gốc nông nghiệp

  • Hình thành trong điều kiện khí hậu lạnh, khô, nhiều cây cỏ, cây trồng rất khó phát triển. Thuận lợi chăn nuôi gia súc theo bầy đàn.
  • Sống du cư do tập tính chăn nuôi.
  • Tổ chức làm sao để dê dàng di chuyển nên nó mang tính trọng động.
  • Hình thành trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai trù phú, nhiều sông ngòi, thuận tiện cho trồng trọt.
  • Sống định cư để trồng trọt.
  • Văn hóa nông nghiệp tập trung xây dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, mang tính chất trọng tĩnh

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có lời giải, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?