Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án

TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm:

A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội

B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội

C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

D. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội

Câu 2: Chức năng điều chỉnh xã hội  tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa ?

A. Tính lịch sử      

B. Tính giá trị      

C. Tính nhân sinh    

D. Tính hệ thống

3. Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người tạo ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra?

A. Tính lịch sử      

B. Tính giá trị      

C. Tính nhân sinh    

D. Tính hệ thống

4. Nói văn hóa “là một thứ gien xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai

sau” là muốn nhấn mạnh đến chức năng nào của văn hóa ?

A. Chức năng tổ chức

B. Chức năng điều chỉnh xã hội

C. Chức năng giao tiếp

D. Chức năng giáo dục

5. Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển ?

A. Chức năng tổ chức

B. Chức năng điều chỉnh xã hội

C. Chức năng giao tiếp

D. Chức năng giáo dục

6. Văn minh là khái niệm:

A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển 

B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử

C. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử

D. Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển.

7. Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế ?

A. Văn hóa  

B. Văn hiến 

C. Văn minh

D. Văn vật

8. Xét về tính giá trị , sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:

A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô thị.

B. Văn minh chỉ trình độ phát triển  còn văn hóa có bề dày lịch sử.

C. Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần.

D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế

9. Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần gọi là :

A. Văn hóa

B. Văn vật

C. Văn minh

D. Văn hiến

10. Tín ngưỡng, phong tục... là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ?

A. Văn hóa nhận thức

B. Văn hóa tổ chức cộng đồng

C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

11. Văn hóa giao tiếp là yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ?

A. Văn hóa nhận thức

B. Văn hóa tổ chức cộng đồng

C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

12. Theo GS.Trần Ngọc Thêm, ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ?

A. Văn hóa nhận thức

B. Văn hóa tổ chức cộng đồng

C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

13. Vùng nông nghiệp Đông Nam Á được nhiều học giả phương Tây gọi là:

A. Xứ sở mẫu hệ.

B. Xứ sở phụ hệ.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

D. Cả hai ý trên đều sai.

14. Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam ?

A. Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng.

B. Bản sắc chung của văn hóa

C. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa

D. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa

15. Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:

A. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm

B.  Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm

C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh nghiệm

D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực nghiệm

16. Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào?

A. Trung Hoa

B. Ấn Độ

C. Pháp

D. Mỹ

17. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?

A. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên.

B. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.

C. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh

D. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên

18. Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao với mọi tình huống, nhưng đồng thời cũng mang lại thói xấu là :

A. Thói đố kỵ cào bằng

B. Thói dựa dẫm, ỷ lại

C. Thói tùy tiện

D. Thói bè phái

19. Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm:

A. Austroasiatic      

B. Australoid        

C. Austronésien      

D. Mongoloid

20. Chủng người nào là cư dân Đông Nam Á cổ ?

A. Indonésien        

B. Austroasiatic      

C. Austronésien      

D. Australoid

21. Người Việt (Kinh) tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng thời gian :

A. 2000 năm trước Công nguyên    

B. 1000 năm trước Công nguyên    

C. Đầu thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I-II)

D. Cuối thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII)

22. Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc là:

A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...

B. Lễ hội lồng tồng.

C. Văn hóa cồng chiêng.

D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng

23. Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là:

A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...

B. Lễ hội lồng tồng.

C. Văn hóa cồng chiêng.

D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng

24. Trong hệ thống các vùng văn hóa, vùng sớm có sự tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây là:

A. Vùng văn hóa Trung Bộ

B. Vùng văn hóa Bắc Bộ

C. Vùng văn hóa Nam bộ

D. Vùng văn hóa Việt Bắc

25. Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn nhất ?

A. Vùng văn hóa Việt Bắc

B. Vùng văn hóa Tây Bắc

C. Vùng văn hóa Bắc Bộ

D. Vùng văn hóa Tây Nguyên

26. Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của dân tộc Việt ?

A. Vùng văn hóa Trung Bộ

B. Vùng văn hóa Bắc Bộ

C. Vùng văn hóa Nam bộ

D. Vùng văn hóa Việt Bắc

27. Dưới góc độ triết học, nội dung của triết lý âm dương bàn về  :

A. Hai tố chất cơ bản tạo ra vũ trụ và vạn vật                

B. Bản chất chuyển hóa của vũ trụ và vạn vật.               

C. Các cặp đối lập trong vũ trụ

D. Quy luật âm dương chuyển hóa

27. Xét dưới góc độ triết lý âm dương, loại hình văn hóa gốc nông nghiệp được gọi là :

A. Văn hóa trọng dương                

B. Văn hóa trọng âm              

C. Cả hai ý trên đều đúng

D. Cả hai ý trên đều sai

28. Câu tục ngữ : “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” phản ánh quy luật nào của triết lý

âm-dương ?

A. Quy luật về bản chất các thành tố                

B. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố             

C. Quy luật nhân quả

D. Quy luật chuyển hóa

29. Thành ngữ : “Trong cái rủi có cái may” phản ánh quy luật nào của triết lý âm-dương ?

A. Quy luật về bản chất các thành tố                

B. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố            

C. Quy luật nhân quả

D. Quy luật chuyển hóa

30. Biểu tượng âm dương truyền thống lâu đời của người Việt là :

A. Công cha  nghĩa mẹ              

B. Con Rồng Cháu Tiên              

C. Biểu tượng vuông  tròn

D. Ông Tơ bà Nguyệt

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

                                               

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?