Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

Nội dung chủ yếu của bài học nhằm giúp học sinh nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt. Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

Tóm tắt bài

2.1. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

a. Về tình cảm

  • Cần có ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng Việt, coi đó là  ”thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc”.

b. Về nhận thức

  • Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp.

c. Về hành động

  • Cần có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời khi giao tiếp, sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết,  từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách, phải luôn trau dồi, học hỏi.
  • Loại bỏ những lời núi thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc.
  • Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài.
  • Làm giàu có thêm tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự hội nhập, giao lưu quốc tế hiện nay.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Em hãy phân tích sự trong sáng của các câu văn sau:

Câu 1: Nguyễn Đình Chiểu thi sĩ mù của dân tộc.

Câu 2: Cô ấy tỏ ra bàng quang với mọi người.

Câu 3: Nếu có tình huống bị delay cháu sẽ confirm cho bác trong giấy công tác.

Câu 4: Bên cạnh anh ta là một đống liềm và hái để vô tổ chức.

Câu 5: Toàn cầu hóa là xu hướng của thời đại hiện nay.

Câu 6: Hồn tôi là một vườn hoa lá

        Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

                                       (Tố Hữu)

Gợi ý làm bài:

Câu 1:

  • Sử dụng câu sai cấu trúc, nhầm phần phụ chú là phần vị ngữ → Câu không trong sáng.
  • Sửa lại: Thêm vị ngữ vào cuối câu hoặc thêm từ  “là” vào sau “Nguyễn Đình Chiểu”.

Câu 2:

  • Sử dụng sai từ bàng quang do không hiểu nghĩa của từ ngữ → Câu không trong sáng.
    • Bàng quang: một bộ phận trong cơ thể con người.
    • Bàng quan: chỉ thái độ của con người.

Câu 3:

  • Lạm dụng từ nước ngoài quá mức trong khi tiếng Việt có những từ ngữ tương ứng nhưng không sử dụng → Câu không trong sáng.
    • Delay: chậm trễ
    • Confirm: xác nhận

Câu 4:

  • Sử dụng từ ngữ "vô tổ chức" không đúng chuẩn mực → Câu văn không trong sáng.
  • Sửa lại: thay từ vô tổ chức bằng "lộn xộn"

Câu 5: Câu văn trong sáng, sử dụng từ mượn phù hợp, cần thiết.

Câu 6: Nhà thơ Tố Hữu sử dụng từ ngữ sáng tạo, ông đã dựa vào chuẩn mực về tu từ từ vựng để so sánh 2 sự vật khác loại “Hồn tôi và vườn hoa lá” → Câu không trong sáng.

4. Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

Để sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực trong quá trình giao tiếp, các em có thể tham khảo bài soạn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo).

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?