1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
- Giới thiệu, dẫn dắt câu tục ngữ.
- Ví dụ: Cuộc sống với muôn vàn khó khăn, thách thức con người ta. Bản tính của con người vốn lương thiện “Nhân chi sơ tính bản thiện”.Nhưng chính những thử thách mà cuộc sống đem tới khiến chúng ta khó lòng giữ được bản tính lương thiện ấy. Tuy nhiên, khó khăn là để thử sức người, có đứng vững trước những khó khăn ấy mới là bản lĩnh. Như câu nói của ông cha ta vẫn thường răn dạy “Giấy rách phải giữ lấy lề”, câu nói là lời dạy đối với con người, luôn phải giữ vững những phẩm chất tốt đẹp của bản thân trước cuộc sống đầy rẫy khó khăn.
b. Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của “giấy” và “lề”.
- Mở rộng vấn đề, giải thích ý nghĩa sâu xa cùng dẫn chứng.
- Khái quát lại ý nghĩa và rút ra bài học.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại câu tục ngữ ( ý nghĩa, vai trò,…).
- Ví dụ: Một xã hội văn minh, tiến bộ hay không phụ thuộc vào yếu tố con người. Con người có nhân cách, đạo đức, lối sống đẹp thì sẽ góp phần làm cho xã hội phát triển, tươi đẹp hơn. Lời răn dạy của cha ông ta luôn là những lời khuyên răn vô cùng quý báu đặc biệt là với những người có nhân cách đạo đức kém. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, môi trường nào chúng ta cũng luôn phải nhớ đến lời răn dạy này của cha ông. Cùng nhau gìn giữ những giá trị văn hóa, giá trị truyền thống có như vậy mới giữ được “cái lề” của đất nước văn minh của xã hội hiện đại.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Giấy rách phải giữ lấy lề.
Gợi ý làm bài:
3.1. Bài văn mẫu số 1
Những câu tục ngữ, ca dao luôn được xem là những lời dạy bảo mẫu mực, đúng đắn vì nó được đúc kết bởi nhiều lớp thế hệ giàu kinh nghiệm. Con người ngày nay cần trân trọng những điều đó, bảo tồn và phát huy thêm những giá trị tinh thần to lớn ấy. Chúng ta hẳn chẳng ai quên được câu nói người xưa: “Giấy rách phải giữ lấy lề” cùng với những bài học cao quý về cách làm người của nó thấm vào mỗi người tự bao giờ.
Bài học về cách làm người ấy dung dị, mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà lắng sâu bởi những điều đó được chính những người thân trong gia đình ta căn dặn, chỉ dạy. Từng câu từng chữ như thấm vào lòng người, lời khuyên và bài học đạo lý đó luôn đúng bởi sự nhân văn xuất hiện trong cả câu.
“Giấy rách phải giữ lấy lề” gồm có hai nghĩa:Nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen tức là nghĩa thực của câu nói. “lề” là cái gì mà ta phải giữ? Trong một quyển vở, trên mỗi trang sách có dòng kẻ thẳng màu đỏ,phân định làm hai phần theo chiều dọc. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải. Lề là nói các thầy cô giáo nhận xét bài làm và chấm điểm. Mỗi trang vở có lề mới viết ngay ngắn và đẹp được. Lề vở cẩn thận thể hiện sự tỉ mỉ, chăm chỉ của người học sinh.Cả câu ý nói, dù trang sách rách vẫn cần giữ lấy lề bởi nếu mất lề tức là cả trang sách ấy bỏ đi, quyển sách dù rách một trang nếu giữ được lề vẫn là quyển sách còn nếu không thì sẽ hỏng hết. Từ nghĩa đen ấy, cách nói đầy ẩn ý về hình ảnh “lề”, ngụ ý lời dạy được gửi gắm chính là dù có sa sút, đói nghèo vẫn phải giữ được những phẩm chất tốt đẹp của bản thân, giữ được gia phong nề nếp.
Tuy nhiên ta cũng có thể hiểu theo một nghĩa khác đó là khi “Giấy rách” ẩn dụ cho người con gái. Người con gái nếu không còn trong trắng thì cũng phải giữ được nhân cách, giữ được bản tính con người mình. Chứ đừng làm thối nát cả trong lẫn ngoài. Con người quan trọng nhất là phải có đạo đức, nhân cách tốt, đó là điều tất yếu. Trong cuộc sống cũng như các tác phẩm văn học cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề này. Điển hình như nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Dù có nghèo khó, rách nát chị vẫn giữ được lòng tự trọng nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức của mình. Hay như câu chuyện của những người ăn xin, họ nghèo khó thật nhưng cũng không làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn, đạo đức trong con người họ.
Câu tục ngữ với ngôn ngữ giản dị nhưng chứa đựng một bài học mà mỗi người cần ghi nhớ. Tục ngữ chính là bài học mà cha ông để lại từ xa xưa. Lề là một phần quan trọng trong sách vở, mất nó coi như mất quyển vở. Cũng giống như con người, nếu mất đi những phẩm chất tốt đẹp thì không thể được. Khó khăn trong cuộc sống rất nhiều, tuy nhiên việc lựa chọn giải pháp để vượt qua là lựa chọn của mỗi người. Khi bạn nghèo, bạn muốn vươn lên, có rất nhiều cách cả tiêu cực và tích cực. Tiêu cực như một số người nghe theo lời dụ dỗ rồi sa chân vào công việc bất chính chỉ vì ham mê làm giàu của mình. Còn tích cực là chăm chỉ làm ăn, sáng tạo trong lao động sản xuất, chậm mà chắc. Đứng trước những lựa chọn ấy, nếu ý thức được “Giấy rách phải giữ lấy lề” thì chắc chắn bạn sẽ đưa ra quyết định để sau này không phải hối hận. Câu tục ngữ là một bài học dẫn dắt con người tới những lối sống đẹp, lương thiện.
Phẩm chất đạo đức là điều cần có của mỗi con người, tuy nhiên đâu đó trong cuộc sống ta vẫn thấy những con người mà nhân cách, phẩm chất của họ bị tha hóa, biến chất. Trong cái guồng quay của cuộc sống cơm áo gạo tiền, của xã hội thì điều đó cũng là dễ hiểu. Bên cạnh đó còn có những người chỉ sống bằng hình thức bên ngoài, chạy theo những thứ vật chất xa hoa mà bỏ qua cả nhân cách đạo đức của bản thân. Họ sẵn sàng đánh đổi phẩm chất đạo đức, những điều cốt lõi của bản thân để chạy theo đồng tiền. Sự tha hóa này không phải chỉ mới bắt đầu mà nó đã bắt đầu từ thời xa xưa khi sự cạnh tranh xuất hiện. Thế mới thấy, không phải cái gì cũng tốt đẹp, người thông minh nhưng chưa chắc có đạo đức, người xinh đẹp cũng chưa chắc có nhân cách đẹp. Đừng nên nhìn mọi thứ chỉ bằng vẻ bề ngoài của nó bởi ta làm sao biết bên trong nó đã mục rữa, thối nát như thế nào. Cũng đừng đổ lỗi cho số phận, cho hoàn cảnh khi mà bản thân đã không giữ được phẩm chất đạo đức cũng như nhân cách sống.
Cũng như dù ta sống, lớn lên, đi xa thì vẫn phải luôn lưu giữ được những điều trân quý nhất, những điều đẹp đẽ của quê hương, gia đình, dòng họ, ta không thể quên nó, đặc biệt trong thời buổi hiện đại, phức tạp, du nhập những nguồn văn hóa mới vào trong nước, ta dễ dàng đi giao du với thể giới nhiều hơn như hiện nay. Để rồi nó vừa là trách nhiệm, là niềm yêu thích, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, là sự động viên to lớn đến các thế hệ khác con dân nước Việt, để quảng bá trước thế giới,đưa câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” được áp dụng vào cuộc sống của ta ngày một phổ biến hơn.
Tất cả không phải một sớm, một chiều mà đó là sự rèn giũa qua ngày tháng, vừa được nhận sự giáo dục từ người lớn, người đi trước, ta cũng phải tự suy nghĩ về thái độ của mình sao cho đúng như câu tục ngữ, với xã hội đang tha hóa về mặt đạo đức, phức tạp như hiện nay, đáng suy ngẫm như hiện tượng trộm cắp, càn quấy, nghiện ngập, bê tha… càng nhìn vào hiện thực càng gây đau lòng, ta chọn cách tránh xa để bảo toàn sự trong sạch, hay chấp nhận nó, quyết tâm thay đổi bằng cả tâm hồn, trí óc dần đều được, giờ đây việc này không phải của riêng ai, mà của tất cả các thành phần sống trong xã hội.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Phẩm giá, đạo đức của con người rất quan trọng. Người ta có thể sống thiếu thốn về vật chất chứ không thể nào đánh mất nhân cách, danh dự, lòng tự trọng của mình được. Vì vậy, ông bà xưa có nói: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ trên nhằm nhắc nhở chúng ta: Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải giữ gìn nhân cách, phẩm giá của con người.
Câu tục ngữ có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa đen của nó nói về giấy dùng để viết, dùng cho học sinh hoặc dùng cho con người viết cái việc gì đó nhưng cho dù đến khi nó rách đi thì cũng cần phải giữ lấy lề để cho cuốn sách nhìn nó đẹp và có giá trị hơn. Song chúng ta cần hiểu câu tục ngữ trên một cách rộng hơn. “Giấy rách” là ẩn dụ nói về một trang đời, một cảnh ngộ như “Sông có khúc, người có lúc” gặp khó khăn, nghèo đói, họan nạn, hoặc gặp vận rủi ro, vấp ngã trên con đường lập nghiệp, mưu sinh. “Lề" là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách, hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải, hợp lý với tờ giấy, trang sách vở. hi là một khoảng trắng nghệ thuật làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu nề nếp chu đáo.
Quả thật, ta dường như cũng đã thấy được những truyền thống đó đã được mọi người rất coi trọng. Hơn nữa ta như thấy được đó còn chính là cách sống của con người từ xưa đến nay. Thực tiễn cho thấy được rằng, chính mỗi chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn được rèn luyện được những phẩm chất đạo đức và tác phong sống gọn gàng. Dân gian cũng như đã lưu truyền câu thông thường đó chính là câu “Nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm”. Và cũng chính vì thế mà cho dù có nghèo đói nhưng chúng ta cũng phải giữ cho bát đũa luôn sạch đẹp, thơm tho nhất. Thế rồi nó dường như cũng như để chỉ ra những phép gọn gàng ngăn nắp đó sẽ làm cho chúng ta dường như cũng sẽ có những thói quen tốt và nó tạo nên cho chúng ta một con người có giá trị hơn bao giờ hết. Có lẽ rằng chính con người chúng ta cần phải hiểu được giá trị của câu tục ngữ này, hiểu sâu sắc hơn nữa như để từ đó có những cách hiểu, đồng thời cũng chính là phải có những hành động đúng cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và giá trị hơn.
Hai chữ “phải giữ" nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vở không thể không có lề. Giấy có thể bị rách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn, hoạn nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình.
Có lẽ rằng, chính con người nên rèn luyện cho mình những thói quen tốt. Mỗi con người chúng ta dường như cũng cần cẩn thận gọn gàng và ngăn nắp có như vậy cuộc sống của chính họ mới trong lành và có nhiều giá trị ý nghĩa hơn nữa. Ngay từ bây giờ việc để cho chúng ta thiết lập và tạo dựng những thói quen đó phải được rèn luyện từ bé và cần làm những điều đó và tránh những điều không hay để dường như cũng có thể làm cho con người họ có đức tính tốt.
Những truyền thống đó đã được mọi người rất coi trọng và đó là cách sống của con người từ xưa đến nay, mỗi chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn được rèn luyện những phẩm chất đạo đức và tác phong sống gọn gàng. Dân gian thường có câu nhà sạch thì mát bát sạch ngon, dù có nghèo đói nhưng chúng ta cũng phải giữ cho bát đũa luôn sạch đẹp, gọn gàng, những phép gọn gàng ngăn nắp đó sẽ làm cho chúng ta có những thói quen tốt và nó tạo nên cho chúng ta một con người có giá trị. Con người chúng ta cần phải hiểu được giá trị của câu tục ngữ này để từ đó có những cách hiểu và hành động đúng cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và giá trị hơn.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----