Giải Lý 10 SGK nâng cao Chương 2 Bài 15 Định luật II Niu-tơn

Bài 1 trang 70 SGK Vật lý 10 nâng cao

Câu nào sau đây là đúng.

A. Không có lực tác dụng thì các vật không thể chuyển động được.

B. Một vật bất kì chịu tác động của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.

C. Một vật có thể chịu tác động đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.

D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác động lên nó.

Hướng dẫn giải:

Một vật có thể chịu tác động đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều trong trường hợp hợp lực của các lực tác dụng lên vật bằng 0.

Chọn đáp án C.


Bài 2 trang 70 SGK Vật lý 10 nâng cao

Một vật có khối lượng 2,5kg chuyển động với gia tốc 0,05m/s2. Tính lực tác dụng vào vật.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định luật II Niuton:

\(F = ma = 2,5.0,05 = 0,125(N)\)


Bài 3 trang 70 SGK Vật lý 10 nâng cao

Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì có vận tốc 0,7m/s. Tính lực tác dụng vào vật.

Hướng dẫn giải:

Ban đầu vật có vận tốc v0 = 0, sau khi đi được S = 50cm = 0,5m vật có v = 0,7m/s

Áp dụng các công thức :

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} F = ma\\ {v^2} - {v_0}^2 = 2.a.S \end{array} \right.\\ \Rightarrow F = \frac{{m{v^2}}}{{2S}} = \frac{{50.0,{7^2}}}{{2.0,5}} = 24,5(N) \end{array}\)


Bài 4 trang 70 SGK Vật lý 10 nâng cao

Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn, khi hạ cánh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5m/s2. Hãy tính lực hãm. Biểu diễn trên cùng một hình vectơ vận tốc, gia tốc và lực.

Hướng dẫn giải:

Lực hãm là lực gây gia tốc của chuyển động chậm dần đều:

\({F_h} = ma = {50.10^3}.0,5 = 2,{5.10^4}(N)\)

Biểu diễn trên cùng một hình vectơ vận tốc, gia tốc và lực:

bài 15 Định luật II Niu-tơn SGK Vật Lý 10 Nâng Cao


Bài 5 trang 70 SGK Vật lý 10 nâng cao

Có hai vật, mỗi vật bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của một lực. Hãy chứng minh rằng quãng đường mỗi vật trong cùng một khoảng thời gian sẽ:

- Tỷ lệ thuận với các lực tác dụng nếu khối lượng hai vật bằng nhau.

- Tỷ lệ nghịch với các khối lượng nếu hai lực có độ lớn bằng nhau.

Hướng dẫn giải:

Hai vật đều bắt đầu chuyển động nên vận tốc ban đầu bằng v0 = 0. Gọi t là thời gian chuyển động.

Ta có: \({v_0} = 0 =  > S = \frac{{{t^2}}}{2}.a = \frac{{{t^2}}}{2}.\frac{F}{m}\)
Áp dụng công thức tính quãng đường đi trong chuyển động nhanh dần đều:
\(\begin{array}{l} {S_1} = \frac{{{t^2}}}{2}.\frac{{{F_1}}}{{{m_1}}}\\ {S_2} = \frac{{{t^2}}}{2}.\frac{{{F_2}}}{{{m_2}}}\\ \Rightarrow \frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}}.\frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} \end{array}\)
  • Nếu \({{m_2} = {m_1}}\) thì \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}}\) ⇒ quãng đường hai vật đi được tỉ lệ thuận các lực tác dụng.

  • Nếu \({{F_2} = {F_1}}\) thì  \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{{{m_2}}}{{{m_1}}}\) ⇒ quãng đường hai vật đi được tỉ lệ nghịch với các khối lượng.


Bài 6 trang 70 SGK Vật lý 10 nâng cao

Một ô tô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s2. Ô tô đó khi chở hàng khởi hành với gia tốc 0,2m/s2. Biết rằng, hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Tính khối lượng của hàng hóa trên xe.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định luật II Niuton  ta được:

\(\begin{array}{l} F = {m_0}{{\rm{a}}_0} = (m + {m_0})a\\ \Rightarrow m = \frac{{{m_0}\left( {{a_0} - a} \right)}}{a} = \frac{{2.(0,3 - 0,2)}}{{0,2}} = 1{\mkern 1mu} ({\rm{t}}a{\rm{n}}) \end{array}\)

Vậy khối lượng hàng hóa mà ô tô chở là 1 tấn.

 

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 10 Chương 2 Bài 15 Định luật II Niu-tơn được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 học tập thật tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?