Giải Hóa 10 SGK nâng cao Chương 6 Bài 45 Hợp chất có oxi của lưu huỳnh

Bài 1 trang 186 SGK Hóa 10 nâng cao

Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau: .

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất trong những phản ứng trên?

A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.

B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

C. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử.

Hướng dẫn giải:

Chọn C


Bài 2 trang 186 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp: 

A. S

a) Có tính oxi hóa

B. SO2

b) có tính khử

C. H2S

c) chất rắn có tính oxi hóa và tính khử

D. H2SO4

d) không có tính oxi hóa và tính khử

 

e) chất khí có tính oxi hóa và tính khử.

Hướng dẫn giải:

A - c

B - e

C - b

D - a


Bài 3 trang 186 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy chọn hệ số đúng của chất oxi hóa và của chất khử trong phản ứng sau:

KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O

A. 3 và 5.

B. 5 và 2

C. 2 và 5.

D. 5 và 3.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O


Bài 4 trang 186 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy lập bảng so sánh những tính chất giống nhau, khác nhau giữa hai hợp chất của lưu huỳnh là hiđro sunfua và lưu huỳnh đioxit về:

a) Tính chất vật lí.

b) Tính chất hóa học, giải thích và chứng minh bằng phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

So sánh những tính chất vật lí của H2S và SO2.

 

Giống nhau

Khác nhau

Hiđro sunfua

- Khí không màu

- Nặng hơn không khí

- Mùi trứng thôi

- Khí rất độc

- Tan ít trong nước

- Hóa lỏng ở -60°C

Lưu huỳnh đioxit

- Khí không màu

- Nặng hơn không khí

- Mùi hắc

- Khí độc

- Tan nhiều trong nước

- Hóa lỏng ở - 10oC

Câu b:

So sánh những tính chất hóa học của H2S và SO2.

Hiđro sunfua Lưu huỳnh đioxit

- Tính khử

2H2S + 3O→ 2SO2 + 2H2O

- Tan trong nước tạo dung dịch axit sunfuhidric (rất yếu)

- Tác dụng với bazo tạo muối trung hòa (Na2S) và muối axit (NaHS)

- Vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

SO2 + 2Mg → 2MgO + S

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

- Tan trong nước tạo dung dịch sunfuro ( mạnh hơn axit sunfuhidric)

SO2 + H2O ⇔ H2SO4

- Tác dụng với bazo tạo muối trung hòa (Na2SO3) và muối axit (NaHSO3)


Bài 5 trang 186 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy lập những phương trình hóa học sau và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

a) SO2 + Fe2(SO4)3 + H2O → H2SO4 + FeSO4

b) SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 → K2SO4+ Cr2(SO4)3 + H2O

c) H2S + Cl2 → S + HCl

d) H2S + SO2 → S + H2O

c) SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

SO2 + Fe2(SO4)3 + 2H2O → 2H2SO4 + 2FeSO4

Câu b:

3SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O

Câu c:

H2S + Cl2 → S + 2HCl

Câu d:

2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

Câu e:

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4


Bài 6 trang 187 SGK Hóa 10 nâng cao

Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nào khác làm thuốc thử. Viết các phương trình hóa học, nếu có.

Hướng dẫn giải:

Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lần lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

 

NaCl

K2CO3

Na2SO4

HCl

Ba(NO3)2

Kết luận

NaCl

-

-

-

-

-

-

K2CO3

-

-

-

Khí

Kết tủa

Khí, kết tủa

Na2SO4

-

-

-

-

Kết tủa

Kết tủa

HCl

-

Khí

-

-

-

Khí

Ba(NO3)2

-

Kết tủa

Kết tủa

-

-

2 kết tủa

Nhận xét:

Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl. Ở dung dịch nào có một trường hợp thoát khí và một trường hợp kết tủa là dung dịch K2CO3.

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (1)

K2CO3 + Ba(NO3)2 → 2KNO3 + BaCO3 (2)

Ở dung dịch nào có một trường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4:

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4 (3)

Ở dung dịch nào có một trường hợp thoát khí là dung dịch HCl: Phương trình (1)

Ở dung dịch nào có hai trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2: Phương trình (2) và (3).


Bài 7 trang 187 SGK Hóa 10 nâng cao

a) Axit sunfuric đặc dùng làm khô khí ẩm, hãy lấy một ví dụ. Có một số khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy lấy một ví dụ và cho biết vì sao.

b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than, được gọi là sự hóa than. Lấy ví dụ về sự hóa than của glucozơ và saccarozơ. Viết sơ đồ phản ứng.

c) Sự làm khô là sự hóa than nói trên khác nhàu như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Axit sunfuric đặc làm khô khí CO2 nhưng không làm khô được khí H2S vì có phản ứng: H2S + H2SO4→ SO2 + S + 2H2O.

Câu b:

Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều chất hữu cơ thành than:

C6H12O6 → 6C + 6H2O (glucozơ)

C12H22O11 → 12C+ 11H2O (saccarozơ)

Câu c:

Sự làm khô: Chất không thay đổi.

Sự hóa than: Chất biến thành chất khác trong đó có cacbon.


Bài 8 trang 187 SGK Hóa 10 nâng cao

Có những chất, trong phản ứng hóa học này chúng là chất khử, nhưng trong phản ứng khác chúng là chất oxi hóa. Hãy viết phương trình hóa học minh họa nhận định trên cho những trường hợp sau:

a) Axit;

b) Oxit bazơ;

c) Oxit axit;

d) Muối;

e) Đơn chất

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Axit: H2SO3

H2SO3 + 2H2S → 3S + 3H2O: H2SO3 là chất oxi hóa.

5H2SO3 + 2KMnO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 + 3H2O: H2SO3 là chất khử.

Câu b:

Oxit bazơ: FeO

FeO + H2 → Fe + H2O : FeO là chất oxi hóa

2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O: FeO là chất khử

Câu c:

Oxit axit: SO2

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O: SO2 là chất oxi hóa.

SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4: SO2 là chất khử.

Câu d:

Muối: FeCl2.

FeCl2 + 2Cl2 → 2FeCl3: FeCl2 là chất khử.

FeCl2 + Mg → MgCl2 + Fe : FeCl2 là chất oxi hóa.

Câu e:

Đơn chất: S

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O:   S là chất khử

S + Fe → FeS:    S là chất oxi hóa


Bài 9 trang 187 SGK Hóa 10 nâng cao

Có 100ml H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.

a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.

b) Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Ta có:

nH2SO4 ban đầu = \(\frac{{100.1,84.98}}{{100}} = 180,32gam\)

Gọi lượng nước cần pha là m gam

Theo đề bài, ta có: 180,32/(1,84.100 + m) = 20%

Giải ra ta được: m = 717,6 gam vì DH2O = 1g/ml ⇒ VH2O = 717,6 ml

Câu b:

Cách pha loãng : Cho từ từ 100ml H2SO4 98% vào cốc chứa sẵn 717,6 ml nước rồi khuấy đều.

Bài 10 trang 187 SGK Hóa 10 nâng cao

Hỗn hợp rắn X gồm có Na2SO3, NaHSO3, và Na2SO4. Cho 28,56 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khí SO2 sinh ra làm mất màu hoàn toàn 675 cm3 dung dịch brom 0,2M. Mặt khác 7,14gam X tác dụng vừa đủ với 216 cm3 dung dịch KOH 0,125M. 

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp X.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Phản ứng xảy ra:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O     (1)

  4x                                               4x

2NaHSO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2SO2 + 2H2O    (2)

   4y                                                 4y

SO2        +     Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4     (3)

(4x + 4y)      (4x + 4y)

2NaHSO3 + 2KOH → K2SO3 + Na2SO3 + 2H2O    (4)

     y                 y

Câu b:

Đặt số mol Na2SO3, NaHSO3, và Na2SO4 trong 7,14 gam hỗn hợp X lần lượt là x mol, y mol và z mol r ⇒ Trong 28,56 gam hỗn hợp X lần lượt là 4x mol, 4y mol và 4z mol ⇒ 126x + 104y +142z = 7,14 (∗)

Ta có:

nBr2 = 0,2.0,675 = 0,135 (mol)

\({n_{KOH}} = 0,125.\frac{{21,6}}{{1000}} = 0,0027mol\)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ 4x + 4y = 0,135 (∗∗)

Từ (4) ⇒ y = 0,0027 (∗∗∗)

Giải hệ (*), (**) và (***) ta được: x = 0,03105; y = 0,0027 và z = 0,02

Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X:

\(\begin{array}{l}
\% mN{a_2}S{O_3} = \frac{{0,03105.126}}{{7,14}}.100 = 54,79\% \\
\% mNaHS{O_4} = \frac{{0,0027.104}}{{7,14}}.100 = 3,93\% \\
\% mN{a_2}S{O_4} = 100\%  - (54,79\%  + 3,93\% ) = 41,28\% 
\end{array}\)

 

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 10 Chương 6 Bài 45, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?